Thêm chuyện lạ ở Hà Tĩnh:

Bài 3: Nghỉ việc là nghỉ làm việc, không phải mất chức?

Cập nhật lúc 08:16, 27/07/2010 (GMT+7)

- Chủ tịch TP. Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) dùng văn bản hành chính yêu cầu cán bộ, công chức chịu kiểm điểm, thôi việc ở cơ quan không thuộc mình quản lý và “lấy 10 trả 7 là đúng chủ trương (!?)”.


Bài 1: Không chịu giao đất GPMB thì... nghỉ việc
Bài 2: Dọa cắt điện, nước để "ép" dân di dời?

"Nghỉ việc là nghỉ làm việc chứ không phải mất chức”

Sau nhiều lần liên hệ làm việc, đến ngày 12/7, chúng tôi mới gặp được ông Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh để trao đổi về vấn đề cơ quan này dùng nhiều biện pháp không phù hợp để buộc dân phải di dời, nhường đất cho dự án đường bao phía Tây TP.

Đặc biệt, ngày ngày 01/6/2010, Chủ tịch Dũng đã ra 2 công văn số 552/UBND và số 553/UBND “V/v phối hợp giải quyết vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng dự án đường bao phía Tây TP Hà Tĩnh”, gây bức xúc cho đối tượng bị điều chỉnh trong công văn cũng như các cơ quan nhận văn bản này không đồng tình như VietNamNet đã phản ánh.

Mô tả ảnh.

Ông Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh.

Tại buổi làm việc, ông Trần Thế Dũng khẳng định: “Theo tôi, Hội đồng đền bù làm đúng và đầy đủ chính sách rồi, cho nên anh (những hộ dân chưa nhận tiền đền bù - PV) phải chấp hành, có nghĩa phải nhận tiền và bàn giao mặt bằng.

Sau khi bàn giao mặt bằng anh có thắc mắc gì thì cứ khiếu kiện theo con đường khiếu kiện, chứ không vì thắc mắc mà anh không chấp hành phương án đã duyệt”.

Đồng thời ông Dũng cũng thừa nhận: Có thể, trong quá trình làm có những cái chưa đúng, chưa chặt chẽ, thậm chí có những cái sai dân phát hiện ra, anh cứ khiếu kiện.

Nếu đúng thì dân chấp hành, nếu chưa đúng thì sửa lại cho đúng. Dân không đồng tình thì có thể khiếu nại lên tỉnh để tỉnh về thanh tra, kiểm tra lại thành phố làm đúng hay chưa.

Và ông chủ tịch cũng cho biết, vừa rồi họp lên họp xuống, tuyên truyền rất nhiều cách. Vận động tuyên truyền các hộ không chấp hành, còn lại mấy hộ liên quan là cán bộ, đảng viên của các cơ quan.

"Anh, em tôi mới gửi các văn bản tới các cơ quan. Tôi đề nghị các tổ chức kiểm điểm về thực hiện chủ trương chính sách của anh tại địa phương. Chủ trương chính sách đúng rồi mà anh cản trở, anh không chấp hành” – ông Dũng nói.

Ông phân bua về nội dung 2 công văn số 552 và 553: “Tôi đề nghị nhưng tôi không có quyền kiểm điểm, kỷ luật những đồng chí này, mà cái này theo tôi là đúng. Nghe qua có vẻ nặng nề, tưởng thế này thế nọ.

Nhưng ý tôi viết trong ấy là những chủ trương chính sách ở cơ sở thực hiện rất tốt rồi, mà mấy hộ đó không làm. Tôi đề nghị cơ quan phải có kiểm điểm, nhưng quyết định thế nào là các cơ quan đó”.

Trao đổi về vấn đề cơ sở của việc vị chủ tịch này ban hành 2 văn bản “trái khoáy”, dùng văn bản hành chính của cơ quan Nhà nước can thiệp vào các cơ quan không thuộc quyền quản lý của mình thì ông Dũng cho rằng:

“Tôi không can thiệp vào việc chuyên môn của các cơ quan, tôi thấy các đồng chí này cư trú tại địa phương mà không thực hiện đúng chủ trương chính sách. Nên đề nghị 2 cơ quan vận động tuyên truyền, tuyên truyền không được thì phải có biện pháp cho nghỉ để về, chứ không có mục đích gì khác.

Mình viết cái này (văn băn số 553/UBND) không phải đụng cái viết ngay, mà muốn cơ quan đó có thái độ một tý để họ chấp hành, trước lúc viết đã nói với cơ quan đó rồi. Việc này chưa ảnh hưởng đến các anh đó. Tôi cho nghỉ việc là nghỉ làm việc chứ không phải mất chức, mất việc, mà nghỉ làm việc trong một thời gian để về vận động tuyên truyền”.

Lấy 10 trả 7, là đúng chủ trương?

Dân không đồng tình về vấn đề lấy 10 trả 7 và vấn đề một số hộ dân đã bị lấy đất để làm cơ sở hạ tầng trong lần giải tỏa đường Hàm Nghi thì ông Dũng cho rằng: “Đó là chủ trương của tỉnh, phương án này chỉ áp dụng cho dự án này, dự án trước không ngoắc vào đây.

Theo nguyên tắc đền bù thì hiện nay, thu hồi đất, bố trí đất tái định cư đảm bảo số hộ theo quy định, không có nghĩa thu hồi bao nhiêu trả đất tái định cư bấy nhiêu.

Dự án này xây dựng khu đô thị, ngoài hệ thống giao thông còn sắp xếp lại dân, nên thành phố sắp xếp lại cho thuận với dân hơn một tí. Tức là đền bù đất 70%, còn 30 % để xây dựng cơ sở hạ tầng, còn chính sách khác không có như vậy đâu”.

Mô tả ảnh.

Ngôi nhà của 2 vợ chồng anh Cường và chị Nhuần nằm trong diện phải giải toả để GPMB cho dự án đường phía tây TP. Hà Tĩnh. Chưa thoả đáng với phương án của Hội đồng đền bù GPMB nên anh chị chưa bàn giao. Thế nhưng, khi chưa nhận được văn bản giải quyết khiếu nại thì anh chị lại bị UBND TP. Hà Tĩnh ra văn bản gửi cho cơ quan mà 2 vợ chồng đang công tác đề nghị nghỉ việc (?)

Đem vấn đề những thửa đất chính quyền trả tiền đền bù cho dân với mức giá 1,4 triệu đồng/1m2,, nhưng trong một thửa đất tái định cư của dân không có đủ và phải mua lại thì giá lại đội lên 3 triệu đồng/1m2,, ông Dũng cho giải thích: “Đó là do chỗ mới đã có cơ sở hạ tầng, còn cụ thể thì Hội đồng đền bù trả lời.”

Nhưng khi được hỏi: thực tế thì đất của họ đã bị trừ 30% đất để làm cơ sở hạ tầng, tại sao mua cho đủ thửa lại phải thêm tiền “cơ sở hạ tầng”, thì ông Dũng từ chối trả lời.

Ví dụ đất được đền bù tái định cư 150m2 nhưng thửa đất ở vị trí mới là 160m2, thì người dân phải mua thêm 10m 2 với giá 3 triệu đồng trên 1m2, trong lúc đó thì chỉ đền bù cho dân với giá 1,4triệu đồng trên 1m2. Như vậy, dân vừa mất 30% đất vừa phải mua với giá cao hơn gấp đôi (?!).

Ngoài ra, 3 trong số 7 hộ dân dân là Dương Đình Hân, Hồ Khắc Tăng và Nguyễn Thị Quyết bức xúc bởi phán quyết của ông Trương Tiến Hương, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh vào ngày 28/4 là: "Nếu không di dời sẽ cắt điện, nước và thông tin liên lạc", thì Chủ tịch thành phố giải thích một cách không rõ ràng:

“Về lý là tuyên truyền không được, vận động chưa xong, thì xử phạt hành chính, khâu cuối cùng là cưỡng chế. Sau khi cưỡng chế thì phải di dời tất cả, cắt điện, nước và thông tin liên lạc. Chuyện đó anh em Hội đồng chỉ đạo”.

  • Trí Thức - Kiều Trinh

Ý kiến của bạn

Các tin khác