,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
936408
"Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương"
1
Article
null
,

'Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương'

Cập nhật lúc 08:18, Thứ Năm, 24/05/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - "Diện tích biển của Việt Nam hiện đang lớn gấp ba lần diện tích đất liền, đồng nghĩa với việc chúng ta đang có tới ba nước VN thu nhỏ, chưa kể khả năng tiếp cận không gian đại dương là vô tận", TS. Trần Đình Thiên nói. Theo ông, đây chính là thời điểm để xây dựng một chiến lược về biển.

>> Bờ biển: Mỏ vàng khổng lồ

>> Kinh tế biển Việt Nam vươn ra biển lớn: Phá bỏ rào cản, cách nào?

b

"VN là một trong những nước có diện tích bờ biển dài nhất thế giới". (Ảnh: Ngọc Lê)

"Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương"

Cùng với việc mở ra không gian hội nhập quốc tế, thì Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa X, 2/2007) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” cũng "mở" ra những không gian mới... Xưa nay, chúng ta vốn quen tư duy kiểu đất liền thì nay, lần đầu tiên một tầm nhìn mới về biển được thể hiện thành chiến lược phát triển. Hai yếu tố hội tụ trong cùng một thời điểm chính là động lực cho phát triển.

Lịch sử cho thấy những quốc gia đột phá phát triển phần lớn đều sát biển.

Cách đây hơn một thế kỷ, khi phân định các thời đại phát triển, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ John Hay đã chọn biển chứ không phải lục địa làm mốc tọa độ. Ông nói: “Địa Trung Hải là biển của quá khứ, Đại Tây Dương là biển của hiện tại, Thái Bình Dương là biển của tương lai”. Có thể thấy lời tiên đoán của John Hay đang được chứng nghiệm bởi thực tế hai bờ Tây và Đông Thái Bình Dương hiện đang là hai vùng phát triển năng động nhất thế giới.

Đo lường sự phát triển từ tọa độ biển chứ không từ lục địa, đó là tầm nhìn mới. "Chiến lược biển" mà Đảng ta xác định cũng chính là điều được thế giới công nhận, đó là, thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương.

"Thiếu khát vọng chinh phục biển"

VN sát biển, với diện tích bờ biển thuộc loại dài nhất thế giới, nhưng chưa thể nói ta là một quốc gia biển (sống dựa nhiều vào biển và lấy biển làm động lực phát triển quốc gia).

Thứ nhất, người Việt sinh tồn ở đồng bằng, chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp, giới hạn trong tự cấp tự túc. Biển do vậy mới chỉ khoanh vùng trong phạm vi làng xã.

Hơn nữa, người dân còn thiếu tính mạo hiểm và "máu" chinh phục nhằm chiếm lĩnh và vươn lên. Tiếp cận biển vì vậy bị hạn chế. Bởi hoạt động trên biển để khai thác đòi hỏi tinh thần mạo hiểm, hơn thế, là mạo hiểm kiểu biển cả. Tính bất định và độ rủi ro trên biển vì thế rất cao. Đây là phẩm chất thường bị thiếu đối với những người quen hoạt động trên đất liền.

Thứ ba, đặt trong bối cảnh nền kinh tế còn nghèo thì không có cơ hội để phát triển công nghệ cao ngoài việc dùng các dụng cụ thô sơ, thủ công. Bởi lẽ, khai thác các nguồn lực biển đòi hỏi một trình độ công nghệ cao, tiềm lực tài chính mạnh, với phương thức tổ chức hoạt động đặc thù. Không thể khai thác biển với tư duy và phương thức khai thác đất liền.

Vì những lý do trên, nên, biển trước hết vẫn chỉ là đối tượng để sinh tồn và khai thác thủ công.  Ngoài ra, nó là khát vọng của thi ca, để so sánh, an ủi, ví von... chứ chưa phải khát vọng của chinh phục.

"Khai thác lợi thế mặt tiền"

Xét trên quan điểm hiện đại, tầm nhìn về biển phải thay đổi hẳn... Trước hết, cần đánh giá tổng thể và đầy đủ tiềm năng lợi ích của biển trong khung cảnh động, gắn với thành tựu phát triển khoa học công nghệ. Tất cả phải được đo lường lại bằng một tầm nhìn hiện đại toàn bộ các lợi thế về nguồn lợi mặt biển, tài nguyên trong lòng biển, bờ biển, thậm chí cả không gian bầu trời trên biển.

Việc khai thác biển, dù đối tượng là loại tài nguyên gì (kể cả việc đánh bắt hải sản gần bờ), để bảo đảm tính bền vững, luôn đòi hỏi một trình độ công nghệ cao, và thường là công nghệ khác với các loại công nghệ sử dụng trên đất liền. Câu hỏi đặt ra là nguồn lực tài chính và công nghệ nào bảo đảm cho chiến lược CNH, HĐH biển của Việt Nam là khả thi (theo lộ trình)?

Và trên hết, cần phải nói tới một lợi thế trước tiên, lợi thế sẽ tạo điều kiện cho các lợi thế khác, đó là Việt Nam đang có một vị trí địa chiến lược quan trọng trong khu vực châu Á.

Nhìn sang Trung Quốc, phải thấy rằng toàn bộ vùng duyên hải của Trung Quốc, từ đảo Hải Nam đến tận vùng Đông Bắc đã mọc lên chi chít các trung tâm phát triển. Họ có một cơ chế tốt với chiến lược "khai thác mặt tiền". VN cũng đang có lợi thế mặt tiền như vậy nhưng chưa khởi động để xây dựng chiến lược. Trong khi đó, diện tích biển của Việt Nam hiện đang lớn gấp ba lần diện tích đất liền, đồng nghĩa với việc chúng ta đang có tới ba nước VN thu nhỏ, chưa kể khả năng tiếp cận không gian đại dương là vô tận.

  • Ngọc Lê (ghi)

,

Tin khác

,
,