,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
889954
Cánh buồm, bờ biển và khu chế xuất
1
Article
null
,

Cánh buồm, bờ biển và khu chế xuất

Cập nhật lúc 11:47, Thứ Hai, 22/01/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Phát triển kinh tế biển là một trong bốn nội dung trọng tâm của Hội nghị Trung ương IV. Nhân dịp này, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Phan Chánh Dưỡng, nguyên Phó Tổng Giám đốc Khu chế xuất Tân Thuận, TP.HCM, một trong những người khởi xướng chương trình phát triển TP.HCM tiến về biển Đông gần 20 năm trước. Ông là người có công trong việc biến vùng đất Nhà Bè sình lầy, chua, mặn thành vùng đất vàng và được xem là một trong những chuyên gia về kinh tế biển của Việt Nam.

"Cánh buồm nước nào lớn nhất, quốc gia đó sẽ phát triển nhanh nhất”

"Lực đẩy cho phát triển đô thị, thời nào cũng vậy, chính là giao thông và giao thông hàng hải có vai trò vô cùng quyết định". (Ảnh: Nguyễn Thủy)

- Chương trình phát triển TP tiến ra biển Đông, xuất phát từ sự nhận dạng mang tính lịch sử. Lịch sử phát triển của loài người gắn với nguồn nước, dòng sông, biển cả. Các trung tâm văn minh cổ xưa đều nằm bên cạnh dòng sông lớn của cả khu vực, và từ đó phát triển dần ra biển. Từ thế kỷ 14,15 trở đi, nhiều quốc gia xưa nay chỉ ở trên bộ cũng lần lượt vượt đại dương.

Kể từ đó, thế giới loài người bước vào một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn giao lưu toàn cầu, giai đoạn quyền lực trên biển cả quyết định sự hưng vong của quốc gia. Lúc bấy giờ cánh buồm của nước nào lớn nhất, quốc gia đó sẽ đi nhanh nhất, và phát triển nhất, điển hình là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã có mặt khắp năm châu bốn biển. Rõ ràng, biển cả là một không gian quan trọng đối với những nước muốn phát triển vươn ra khỏi giới hạn lãnh thổ của mình.

Ở miền đồng bằng miền Nam Việt Nam trước đây, dường như các thành phố đều gắn liền với một dòng sông. Khi phát triển lên thì các thành phố đó đều có xu thế hướng theo các dòng sông lớn hơn và như thế sẽ tiến dần ra biển cả. Nếu không theo qui luật này thì sự phát triển sẽ dừng lại. Đó là luận điểm chính của chương trình phát triển thành phố tiến ra biển Đông gần 20 năm trước.

Nhưng thưa ông, vào thời điểm đó, người ta biết TP.HCM chỉ đến cầu Tân Thuận là hết, vì vượt qua cầu là đến vùng đất ngập mặn của khu Nhà Bè. Tại sao ông lại quyết định xây dựng khu chế xuất ở vùng đất nghèo khổ này?

- Khi định hướng xây dựng Khu chế xuất Tân Thuận, đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu công nghiệp và dân cư Hiệp Phước, nhóm nghiên cứu đề xướng chọn vùng đất Tân Thuận Đông thuộc Huyện Nhà Bè để xây dựng Khu Chế xuất bởi cho rằng TP.HCM nhất định phải tiến ra biển, nhất định phải băng ngang vùng đất đồng chua, nước mặn, nghèo khổ là vùng Nhà Bè. Và nếu TP tiến ra biển Đông là một quy luật, thì lớp đất phèn mặn của vùng Nhà Bè kia sẽ chỉ “như tấm khăn phủ lên gương mặt của cô bé lọ lem”, ai đến sớm, vén được tấm khăn đó lên sẽ bắt gặp nàng công chúa. Vùng đất ấy quả là vùng đất vàng, nếu ai đó nhận dạng ra, khai thác được vùng đất này sớm chắc chắn sẽ là người thắng cuộc.

Soạn: HA 1015169 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Biểu tượng Bay lên Việt Nam

Các tập đoàn đầu tư nước ngoài đã tin vào những nhận định trên nên đã cùng chúng tôi đưa ra những kế hoạch phát triển vùng đất này trong mười mấy năm qua. Và nhân dân Nhà Bè đã cùng chúng tôi “vén tấm khăn phèn, mặn” đó lên. Nay thì ai cũng thấy, nàng công chúa Phú Mỹ Hưng đã xuất hiện bên cạnh đại lộ mang tên của Nguyên Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh.

Một vùng đất sình lầy - chưa "lộ" tiềm năng? Vậy lúc đó chúng ta đã phải nói như thế nào để thuyết phục các nhà đầu tư?

- Chúng tôi dùng chính lịch sử phát triển của các đô thị ở Nam Bộ để thuyết phục. Theo đó, Cù Lao Phố, Mỹ Tho từng có trước Sài Gòn. Nhưng rồi Sài Gòn lại phát triển nhanh hơn mà lý do chủ yếu là Sài Gòn nằm cạnh con sông lớn và có điều kiện làm cảng nước sâu để giao lưu với thế giới bên ngoài-  nghĩa là có hướng phát triển ra biển Đông rõ ràng hơn. Và lực đẩy cho phát triển đô thị, thời nào cũng vậy, chính là giao thông và giao thông hàng hải có vai trò vô cùng quyết định. Nhìn ra thế giới, các thành phố lớn như: New York, Hồng Kong, Singapre, Leningrad… cũng thế, đều phải hướng ra biển hoặc nằm bên bờ biển mới phát triển tốt.

"Cần có đặc khu kinh tế"

Soạn: HA 1015421 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Bãi biển Việt Nam.

Ông là người đi tiên phong xây dựng thành công Khu chế xuất Tân Thuận, tới nay vẫn là hình mẫu cho nhiều địa phương học tập. Bây giờ ông có muốn xây dựng một khu chế xuất như thế ở đâu nữa không?

- Mỗi một giai đoạn phát triển của đất nước đòi hỏi một mô hình kinh tế khác nhau. Cách đây 20 năm, khi mà cả nước còn đói kém, ta phải làm gì đó để có cái ăn nên khu chế xuất khu công nghiệp vô cùng cần thiết. Ngày nay mọi việc đều khác, nếu được tôi xin kiến nghị xây dựng thành phố du lịch, thành phố giáo dục còn khu chế xuất hay khu công nghiệp xây dựng một cách riêng rex như vừa qua thì không phải là cần thiết nữa. Vì hầu hết các tỉnh đều đã có nhưng vẫn chưa sử dụng hết diện tích. Tuy nhiên nếu nước ta cần tạo nên một sự đột phá mới cho sự mở đầu đánh dấu cho việc vào WTO mở ra cuộc làm ăn lớn với thế giới thì rất cần một đặc khu kinh tế đủ lớn, đủ mở như đặc khu Thâm Quyến, hay Hong Kong, đó là điều tối cần thiết.

"Dân cư ở vùng bờ biển có 2 thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên và giao thông. Bởi vậy kinh tế của họ sớm phát triển hơn cư dân lục địa". Ông Phan Chánh Dưỡng tiếp tục câu chuyện về chiến lược phát triển ra biển Đông và giải thích lý do vì sao VN có bờ biển dài, tiềm năng phong phú nhưng đến nay vẫn chưa khai thác hết giá trị.

Kỳ 2: Bờ biển, mỏ vàng khổng lồ

  • Nguyễn Thủy (thực hiện)

Ý kiến của bạn:

,
,