,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
811276
Xin hãy thổi bùng ngọn lửa Đỗ Việt Khoa
1
Article
null
,

Xin hãy thổi bùng ngọn lửa Đỗ Việt Khoa

Cập nhật lúc 12:03, Chủ Nhật, 25/06/2006 (GMT+7)
,

Chừng nào chất lượng giáo dục vẫn còn trong tình trạng một số lớn học sinh không thể làm được bài ở mức trung bình thì vẫn còn đó động lực thúc đẩy họ tìm mọi cách gian lận trong thi tốt nghiệp. Những học sinh vi phạm đạo đức kỉ cương này tuy rất đáng lên án, nhưng chính họ cũng là nạn nhân thảm hại nhất của một nền giáo dục yếu kém...

>> 30/6: "Hạn chót" thanh tra tiêu cực thi cử ở Hà Tây
>> Chấm lại bài thi: Sở Giáo dục Hà Tây chờ chỉ đạo
>> Đối thoại với thầy Khoa: Chưa đề xuất cách xử lý
>> "Lạc quan hơn vì có người như thầy Khoa"
>> Tiêu cực thi cử ở Hà Tây: Công an tỉnh vào cuộc
>> Thấy gì qua việc giám thị tố cáo thi tiêu cực?
>> Gặp gỡ "giám thị tố cáo giám thị"
>>
Thi tốt nghiệp: "Vi hành" cùng thanh tra Bộ

Soạn: AM 815421 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thầy Đỗ Việt Khoa đang trao đổi với phóng viên VietNamNet.

Thầy Khoa là một tấm gương sáng ngời về lòng dũng cảm trong đấu tranh chống lại tệ nạn nhức nhối đang hoành hành trong xã hội. Đáng khâm phục biết bao sự thẳng thắng và tâm huyết như thế đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Sự việc nói trên đặt ra hàng loạt câu hỏi cho mọi người, từ các em học sinh, các bậc phụ huynh, các nhà giáo đến các vị lãnh đạo ngành giáo dục, các cấp chính quyền và Đảng.

Vì sao tình trạng gian lận trong thi tốt nghiệp THPT lại có thể diễn ra ngang nhiên tại nhiều nơi và trong nhiều năm qua, mặc dù lực lượng và biện pháp ngăn chặn không thiếu? Câu trả lời chung nhất có lẽ là sự thiếu quyết tâm đấu tranh với loại tệ nạn đó. Còn gì mỉa mai hơn, khi địa phương trong nhiều năm để xảy ra tình trạng lộn xộn nhất trong tổ chức thi, lại luôn là tỉnh dẫn đầu tỉ lệ học sinh tốt nghiệp! Sự gian dối được tưởng thưởng!

Ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc để xảy ra tình trạng suy thoái đạo đức đến mức tệ hại nói trên trong ngành giáo dục, lĩnh vực thuộc quốc sách hàng đầu? Trước tiên là trách nhiệm của các nhà quản lý giáo dục, nhưng không phải chỉ mình họ. Thiếu sót này của ngành giáo dục đã được dư luận công khai phê phán trong nhiều năm, nhưng cấp trên của ngành không hề có biện pháp thích đáng nào để chấn chỉnh.

Vì sao có quá nhiều thí sinh tìm đến sự gian lận trong các kỳ thi tốt nghiệp và được sự tiếp sức của người nhà và cả của hội đồng coi thi (như trường hợp Đỗ Việt Khoa tố cáo)? Câu trả lời phải tìm trong chính những bản thành tích ảo đầy rẫy trong giáo dục, nhưng vẫn được ngành chấp nhận, bất chấp sự cảnh báo gay gắt của dư luận xã hội từ lâu. Chừng nào chất lượng giáo dục vẫn còn trong tình trạng một số lớn học sinh không thể làm được bài ở mức trung bình thì vẫn còn đó động lực thúc đẩy họ tìm mọi cách gian lận trong thi tốt nghiệp với sự hỗ trợ từ người thân và sự làm ngơ của những người có trách nhiệm.

Ai là nạn nhân? Xã hội sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự suy thoái đạo đức này. Xét cho cùng những học sinh vi phạm đạo đức kỉ cương trong các kì thi, tuy rất đáng lên án, nhưng chính họ cũng là những nạn nhân thảm hại nhất của một nền giáo dục yếu kém, chậm đổi mới, xem nhẹ sự gian dối trong ngành bằng cách che đậy dưới cụm từ mỹ miều là “bệnh thành tích”. Căn bệnh đó đã cướp mất một phần tuổi thơ trong trắng của các em, cướp đi những mùa hè, thời gian vui đùa, nghỉ ngơi, môi trường giáo dục lành mạnh cùng với cơ hội hình thành nên nhân cách tốt đẹp...

Vì sao trong số hàng ngàn giáo viên – giám thị ở Hà Tây, cũng như ở những nơi khác chỉ có duy nhất một Đỗ Việt Khoa đứng lên đấu tranh chống lại tệ nạn xã hội nói trên? Thật dễ hiểu, khi biết rằng, lãnh đạo Sở GD-ĐT và lãnh đạo tỉnh không có những động thái biểu lộ sự ủng hộ đối với hành động dũng cảm một mình dám đương đầu với cái xấu. Mãi cho đến ngày 23/6, tức là gần 1 tháng sau khi tiếp nhận những thông tin mà thầy Đỗ Việt Khoa cung cấp, cùng với sức ép của dư luận, Thường trực Tỉnh ủy Hà Tây mớ có kết luận về vụ tiêu cực trong thi cử này.

Một khi quyền lực không tỏ rõ thái độ đối với đúng-sai, phải-trái, thì thông điệp truyền đến mọi người sẽ là gì, nếu không phải là khuyến khích sự yếu hèn, suy tính vốn có trong mỗi con người. Làm sao có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp, trong sạch, lành mạnh, nhân bản theo cách hành xử như vậy?

Cần lắm những nhà giáo, những công dân, những hạt giống quý như Đỗ Việt Khoa trong xã hội hôm nay. Hãy cùng nhau bảo vệ và thổi bùng lên đốm lửa mà Đỗ Việt Khoa đã nhóm lên thành biển lửa thiêu cháy những tệ nạn đang hoành hành trong xã hội, cũng như nung nóng tinh thần đấu tranh cho chân lý trong mỗi con người chúng ta.

  • Trần Thượng Tuấn

Ý kiến của bạn:

 

,
,