,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
807512
Các Bộ trưởng đã trả lời hết khả năng của mình!
1
Article
null
,

Các Bộ trưởng đã trả lời hết khả năng của mình!

Cập nhật lúc 20:51, Thứ Tư, 14/06/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Một số ĐB và cử tri khi được hỏi đã  tỏ ra thông cảm với hai Bộ trưởng trả lời chất vấn chiều nay. Vấn đề mà ĐB và cử tri quan tâm là trách nhiệm của họ trong điều hành và xử lý công việc.

Soạn: AM 806855 gửi đến 996 để nhận ảnh này
ĐB Nguyễn Minh Thuyết.
Ảnh. V. Tiến

ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn): Nói chung, tôi cũng chưa thỏa mãn về những câu trả lời của Bộ trưởng Lê Hồng Anh nhưng cũng không thể hỏi hơn được nữa vì Bộ trưởng cũng chỉ trả lời đến thế thôi.

Trong những nghi vấn xung quanh sự việc bỏ sót người sót tội ở ngành dầu khí, Bộ trưởng Lê Hồng Anh đã trả lời hết trách nhiệm của mình nhưng vấn đề là cách xử lý ấy có đúng hay không mà thôi? Riêng tôi, không đồng tình với cách xử lý hành chính. Vụ việc mới xảy này cũng cần có trách nhiệm của VKSNDTC. Lúc ngồi trong hội trường, tôi cũng định hỏi đại diện VKS tại sao lại đồng tình với quyết định đó? Truy tố hay không thì ông Viện trưởng là người có quyền ra quyết định cuối cùng. Mọi người dân đều phải bình đẳng trước pháp luật, không thể dành riêng sự ưu đãi cho một trường hợp ưu đãi nào hết.

Về việc sử dụng xe công vào việc công thì nhà nước cũng đã có những văn bản quy định rất rõ ràng rồi. Vậy nên "anh" không thể cho việc mượn xe công như thế là đúng.

ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh): Tôi biết nhiều đại biểu cũng như bản thân tôi không hoàn toàn hài lòng với trả lời của Bộ trưởng Lê Hồng Anh. Nhưng tôi nghĩ đây là bước tiến bộ rất lớn và qua trả lời chất vấn cũng bộc lộ được những cái gì chúng ta quan tâm và cũng thấy được cái gì còn thiếu sót trong hệ thống của chúng ta.

Soạn: AM 806853 gửi đến 996 để nhận ảnh này
ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh). Ảnh: Tuổi Trẻ

Về vụ Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Lâm quên va li tiền ở sân bay? Lý ra vấn đề này, Bộ Công an phải trả lời rằng theo Bộ Công an, vụ việc này có dấu hiệu tội phạm chưa? Câu hỏi đơn giản vậy thôi chứ không phải có hay không đề nghị của cơ quan chức năng. Nói như ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) rất đúng, phải chủ động. Thứ nhất là dựa trên chứng cứ, thứ hai trên cung cấp thông tin báo chí, thứ ba là có tố giác của người dân và thứ tư là đề nghị của cơ quan chức năng để xem xét có dấu hiệu phạm tội hay không? Nếu có dấu hiệu phạm tội, cơ quan công an phải vào cuộc, bất kể có đề nghị hay không. Còn nếu không thấy có dấu hiệu phạm tội thì thôi.

ĐB Dương Trung Quốc: Tôi thấy chất vấn lần này có mới hơn: đó là cách điều hành của đoàn chủ tịch có thể cho phép người hỏi 'truy" đến tận cùng sự việc và người trả lời cũng thế.

Qua chất vấn hai bộ trưởng chiều nay, tôi thấy chưa thu được nhiều về về thông tin

Đề xuất: Nên coi việc chất vấn là việc thường xuyên. Hiện QH có lực lượng thường trực là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 25% ĐB chuyên trách, nên chất vấn quanh năm. Nên đi vào sự việc lớn. Và xoáy xâu vấn đề đó. Đừng đi vào vụ việc nhỏ.

Nên chia thành hai hội trường như cách thảo luận về luật để các ĐB có thời gian hỏi được nhiều hơn.

Nguyên Chủ tịch Hội luật gia Phạm Hưng: Tôi đồng ý với nhận xét của Chủ tịch QH Nguyễn Văn An là, tại hội trường, các Đại biểu không nên hỏi vào những vụ án cụ thể. Ví dụ như vụ PMU18, đang trong quá trình điều tra, chưa có kết luận cuối cùng mà đại biểu đã hỏi danh sách những người mượn ô tô của PMU18 và xử lý sai phạm của cán bộ công an bị nghi là dính vào đường dây chạy án là không nên.

Bà Nguyễn Thị Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lý và Kinh Doanh Quốc tế (Hội luật gia):

Theo dõi trực tiếp trên VTV1 buổi chiều 14/06/2006 chất vấn của các Đại biểu Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình, tôi thấy các câu hỏi của các Đại biểu rất cụ thể và đúng mức, xoay quanh quy chế quản lý các dự án đầu tư, chất lượng các công trình, trách nhiệm của Bộ GTVT đối với các công trình… Bộ trưởng Đào Đình Bình cũng trả lời thỏa đáng các ý kiến của các đại biểu, sát từng vấn đề do các đại biểu nêu...

Tuy nhiên, từ các câu hỏi của các đại biểu và ý kiến của Bộ Trưởng Đào Đình Bình, tôi cũng thấy một số vấn đề cần trao đổi:

1) Bộ trưởng Đào Đình Bình cho rằng: Có một số công trình giá bỏ thầu của các nhà thầu bỏ thấp nên không đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công".

Vậy dựa vào tiêu chí nào để biết được giá bỏ thầu thấp? Tại sao biết giá thấp sẽ không đảm bảo thi công đúng tiến độ, đúng chất lượng mà vẫn cho trúng thầu? Các tiêu chí đấu thầu có xem xét về lý lịch của nhà thầu hay không? Những công ty trúng thầu này có thành tích gì về các công trình họ đã từng xây dựng trước khi tham gia dự thầu, khả năng vốn liếng của họ ra sao, nhận xét đánh giá của khách hàng của họ trong quá khứ? Nếu các Ban quản lý làm rõ các tiêu chí về đấu thầu, có so sánh giá cả các công trình thì sẽ không có tình trạng các công ty cố tình bỏ thầu thấp để lấy được hợp đồng thi công công trình, rồi sau đó mới kêu ca xin thêm do có “phát sinh”

2) Bộ trưởng Đào Đình Bình cho rằng: "Chi phí tư vấn thiết kế nước ngòai trả cao, nên nhà tư vấn thiết kế độc lập không lê thuộc vào nhà thầu thi công, còn chi phí tư vấn thiết kế trong nước thấp nên nhà tư vấn thiết kế lệ thuộc vào nhà thầu, cố tình làm việc không đúng để xảy ra nhiều sai sót ở nhiều công trình"

Nhận xét của Bộ trưởng có đúng một phần, nhưng tôi cho rằng chi phí tư vấn thiết kế trong nước hiện nay không đến nỗi thấp. Sự tắc trách trong việc giám sát thi công không đúng với thiết kế công trình, còn bắt nguồn từ nguyên do khác, đó là lực lượng tư vấn thiết kế giỏi, có khả năng trong nước hiện nay không đủ so với các yêu cầu của các dự án, nên nhiều dự án đứng tên nhà thiết kế có tên tuổi nhưng khi giám sát lại giao cho người chưa đủ kinh nghiệm nên trong quá trình thi công không lường hết những vấn đề không phù hợp phát sinh.

  • Lương Thị Bích Ngọc - Văn Tiến thực hiện

Ý kiến của bạn?

,
,