,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
782842
Để tránh kẽ hở cho cơ chế đổ lỗi
1
Article
null
,

Để tránh kẽ hở cho cơ chế đổ lỗi

Cập nhật lúc 20:28, Thứ Sáu, 07/04/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Để không có kẽ hở cho cơ chế đổ lỗi, việc cần thiết là phải có qui chế phân công rõ ràng. Trong thực tế cơ quan nào cũng có qui chế nhưng không qui chế của cơ quan nào dùng được, vì nó không cụ thể. Bài nói chuyện của PGS. TS Nguyễn Như Phát (Viện Nhà nước và pháp luật) bàn về cách ứng phó của các chính khách trong sự cố PMU 18.

Từ một chuyện chưa có tiền lệ...

"Cơ chế đổ lỗi liên quan đến vấn đề hệ thống". Ảnh: Thu Thủy

Cách ứng phó của chính khách trong những sự kiện tương tự như PMU 18 vừa qua chưa từng có trong tiền lệ, dù trong vụ án Lã Thị Kim Oanh trước đó cũng đã có 2 thứ trưởng ra tòa, một Bộ trưởng mất chức.

Lần này, hành xử của các chính khách hơi khác thường. Trước hết, một ông Thứ trưởng bỗng nhiên tự đứng ra tổ chức “gặp gỡ báo chí”, rồi mượn báo chí để "tôi muốn đối chất với ngài Bộ trưởng". Bộ trưởng cũng ngay lập tức, qua báo chí để phản pháo lại "từ chức là ý riêng của anh Tiến".

"Cơ chế đổ lỗi"  này liên quan đến hệ thống. Xưa nay người ta vẫn hay nói cấp phó chỉ̀ là "người giúp việc"̉. Có ông thủ trưởng cứ bo bo giữ, nếu cấp phó có muốn ký thì ông cũng phải duyệt trước̃. Nhưng cũng nhiều cơ quan có qui chế rõ ràng, thủ trưởng chịu trách nhiệm chung, còn cấp phó được quyết định trong những vấn đề cụ thể,̀ tự chịu trách nhiệm. Đã có thư ký và hệ thống các vụ chuyên môn, chuyên viên giúp việc.

Mặc dù Bộ trưởng là người đứng đầu nhưng các thứ trưởng giúp việc xung quanh cũng được trao cho rất nhiều "quyền" trong phạm vi phân công của họ. Họ vẫn có quyền ký vào những quyết định.  Còn nếu chỉ là người giúp việc thì mỗi lần ký là " ông" phải có giấy ủy quyền. Nhưng ở đây, các thứ trưởng có quyền rõ ràng và vì thế, phải đi đôi với trách nhiệm. Tất nhiên giới hạn quyền và trách nhiệm đến đâu, đó là do mỗi cơ quan quy định.

Để không có kẽ hở cho cơ chế đổ lỗi, việc cần thiết là phải có qui chế phân công rõ ràng. Trong thực tế cơ quan nào cũng có qui chế nhưng không qui chế của cơ quan nào dùng được, vì nó không cụ thể.

Vậy mà, khi bàn về trách nhiệm của người đứng đầu, ông bộ trưởng lại nói: "những sai lầm này đã tồn tại từ đời BT trước".  Một lối tư duy rất phong kiến.

Lúc đó "ông" chỉ nghĩ rằng "ông" hạ cánh an toàn, tân quan - tân chính sách. Đời "ông" nào thì "ông" ấy chịu trách nhiệm với những gì sẽ xảy ra trong nhiệm kỳ của mình. Ông ta không hiểu rằng khi tiếp nhận bàn giao là nhận lấy tất cả những gì đã tồn tại từ xưa đến nay. Sao lại đổ cho người khác? Các vị tiền nhiệm mà có cái gì sai phạm kể cả về hưu đến bốn đời rồi, kể cả chết xuống mồ rồi thì dư luận cũng vẫn ném xuống cho ông ta một "cái án".

Từ câu chuyện phân chia chưa rõ ràng này, tôi nhận thấy có hai khía cạnh: Thứ nhất, cơ chế điều hành một cơ quan cấp Bộ hình như đang có vấn đề. Hai, các cá nhân đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm.

Quyền được thanh minh

Thông thường, lâu nay nếu xảy ra tình huống gì, người ta ít khi "bộc bạch" với báo chí, mời báo chí đến để thanh minh này nọ. Bởi, dù được xem là "quyền lực thứ tư" trong hệ thống quyền lực nhưng báo chí không phải là một cơ quan phát ngôn chính thức. Lẽ ra, những điều "thanh minh" này, "anh" phải nói với cơ quan điều tra. Đó là chưa kể, về mặt kỷ luật Đảng, kỷ luật cơ quan, làm như thế chẳng khác gì "vạch áo cho người xem lưng".

Ở phương Tây, những chuyện thế này rất bình thường. Nhưng ở VN, khi mà cơ chế quản lý vẫn kiểu "trách nhiệm tập thể" thì rõ ràng, cần phát ngôn gì trước công luận là phải có văn bản xin phép.

Luật pháp tất nhiên không hề có những quy định như vậy, từ Hiến pháp cho đến luật hoạt động của tổ chức chính phủ, rồi các Nghị định về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các Bộ. Tuy nhiên, mỗi cơ quan đều có một quy chế riêng.

Với các chính khách cần phải nhớ hai vấn đề. Thứ nhất, trách nhiệm chính trị, thứ hai, trách nhiệm pháp lý. Xét như vậy, thì với một "anh" đứng đầu Bộ ngành, dù cho anh ta không có những hành vi trái pháp luật như "tham ô, thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng " thì vẫn phải chịu trách nhiệm chính trị. Ở VN, trách nhiệm chính trị và pháp lý  không rõ ràng.

Văn hóa chính khách

Sau các sự kiện rầm rộ vừa xảy ra, hy vọng Chính phủ nên có sự xem xét lại rằng trong các tình huống như vậy, quan chức với tư cách thành viên chính phủ nên hành xử như thế nào. Không giống các thể chế chính trị khác, ở VN các bộ trưởng đều là thành viên chính phủ, đều là đảng viên, nếu muốn phát ngôn vấn đề gì về mặt chính trị thì cũng phải được cấp nào đó duyệt. Nếu làm sai thì chính phủ chịu ảnh hưởng. Ở VN, quyền lực chính trị tập trung, vậy nên, mọi hành xử đều phải có sự cho phép.

Sự kiện vừa qua được xem là chuyện "lạ" trong đời sống chính trị. Nó đã "lạ" như vậy thì trong điều kiện chính trị nước mình có nên phát huy nữa hay không? Cách làm việc như vậy có nên hay không? Nếu có thì nên làm như thế nào?

Chúng ta không có đảng phái đối lập, không có đa nguyên chính trị và cái hiểu về tự do dân chủ không giống phương Tây khi mà với những chuyện không đồng ý họ vẫn có thể phát biểu rất bình thường. Người ta có thể nói, có thể phát ngôn rất tự do vì "đấy là ý kiến của tôi mà".

Những cách hành xử như thế chính là một biểu hiện của văn hóa chính khách. Xuất hiện trước công chúng thì chính khách phải khác. Chính khách gì mà nếu tôi "mắng" ông một câu thì ông "cãi" lại một câu, nhất là trước công luận, trong cùng một cơ quan. Người dân bình thường không hiểu được trong nội bộ, không biết lãnh đạo tập trung thống nhất thế nào và trong hệ thống chính quyền của mình ra sao?

  • PGS. TS Nguyễn Như Phát

Ý kiến bạn đọc

Ho ten: Pham Thai Son, Vu Thu - Thai Binh
Email: phamthaison312@yahoo.com
Tôi lại nghĩ rằng phương Tây và cả Nhật Bản nữa họ văn minh. Các tầng lớp trong xã hội của họ biết và quan tâm đến nhiều lĩnh vực chính trị và các vấn đề khác của xã hội. Chính khách của họ cũng khác, họ là những nhà chính trị lãnh đạo trong xã hội tư bản hiện đại, mọi hành động, lời nói của họ đều minh bạch trước các phương tiện truyền thông, trước công chúng bởi chỉ như thế mới đảm bảo cho những lá phiếu ủng hộ. Tôi nghĩ đó là sự phát triển của văn hóa và nhận thức. Vì vậy, dù họ có là phương Tây hay phương Đông thì chúng ta cũng sẽ phải phát triển theo một xu thế chung đó. 

Ho ten: Hoàng Hà, Long Biên, Hà Nội
Email: ha235@gmail.com
Cơ chế đổ lỗi à? Một khi trách nhiệm tập thể vẫn nhân danh cho cá nhân thì tội gì có ai lại đứng ra nhận lỗi. Tôi chỉ muốn TS Phát dự báo, sau sự cố ở Bộ GTVT này thì liệu còn có sự cố nào xảy ra tiếp theo nữa đây? Đó mới là điều đáng quan tâm. Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đang ở đâu? Sao không ai dám lên tiếng về trách nhiệm của mình?

Ho ten: Thái Hoàng, Từ Liêm, Hà Nội
Email: hoangtt@gmail.com
Cơ quan tôi (một CQNN ở giữa lòng Hà Nội) đợt vừa qua có một cuộc "thay máu" lớn. Lý do là một sếp phó nghỉ hưu, sếp ở nơi khác lên thay. Ông ấy đem áp dụng hàng loạt quy chế mới, phân công trách nhiệm rơ ràng, ai làm sai, người đó chịu. Ban đầu vấp phải sự chống đối ra mặt của những cán bộ cũ, những người sống lâu lên lăo làng, hay phê phán, ít đóng góp. Nhưng dần dà đă đi vào ổn định, v́ sếp trưởng cũng là ngừoi rất quyết đoán. Tôi nghĩ cơ quan nhà nước nào cũng nên thế. Để cho rõ ràng, khi lỗi chỗ nào chỗ đó nhận chứ đừng đổ lung tung giống chuyện vừa qua ở PMU 18.

Ho ten: Nguyễn Minh Hà, 371 Kim Mã, Hà Nội
Email: dinh.trinh.van@hotmail.com

Bài viết tương đối ổn trừ việc các chính khách khi phát biểu trước công luận lại phải "xin phép" hoặc "thông qua trước với cấp trên". Đây chính là đi lại vết xe đổ của "cơ chế xin - cho" đấy thôi, và lại tạo điều kiện tiếp tục sinh ra thứ cửa quyền mới, lại có cơ hội nảy sinh các quan tham thích ăn hối lộ. Cơ chế tốt nhất là cá nhân mỗi người (ở mọi cấp) tự chịu trách nhiệm về các hành vi của chính mình trước pháp luật, nhân dân và trước cả lương tâm, đạo đức của mỗi con người, căn cứ vào phân chia rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của từng vị trí công tác, nhất là ở những đơn vị công quyền hay gắn liền với lợi ích kinh tế, vật chất.

Ho ten: Lê Thành Công, Email: lethanhcong@yahoo.com
Tôi thấy khá đau xót, là các bộ trưởng của ta cơ bản đâu có đạt tầm chính khách. Như trường hợp ông Bình. Về tài: "Tôi là Uỷ viên TW, có gì cấp trên xử lý". Hoặc "sai này từ 3 đời Bộ trưởng (mà ông Bình đă làm tới 3 năm); hay, "tôi chịu trách nhiệm gián tiếp". Nếu các bạn cứ có đoàn thanh tra độc lập, thanh tra lại tất cả các công trình giao thông, không chỉ với PMU 18, sẽ thấy thất thoát bao nhiêu % từ sắt thép, xi măng, bề dầy công trình. Chắc chắn không dưới 50%. Về đức: để mất hàng ngàn tỉ đồng, bao nhiêu công trình rơm rác (lõi tre thay cho sắt). Rồi vụ đổ tàu mà ông Bình cứ dửng dưng như người ngoài. Như vậy sao có thể gọi là chính khách chứ?

,
,