,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
779830
Khi quan chức trở thành “Người của công chúng”
1
Article
null
,

Khi quan chức trở thành “Người của công chúng”

Cập nhật lúc 01:47, Thứ Sáu, 31/03/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Hai cuộc trả lời phỏng vấn vừa qua của hai vị bộ trưởng, thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải là dịp hiếm hoi để đông đảo mọi người bắt đầu nhìn thấy tư duy, cách nghĩ, cách hiểu, cách xử sự... nghĩa là chân dung tinh thần của mỗi vị.

     >>Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến đòi đối chất với Bộ trưởng  

     >>Bộ trưởng Đào Đình Bình: Từ chức là ý kiến riêng anh Tiến!

     >>Chịu trách nhiệm PMU18 thì phải... 3 đời Bộ trưởng (?!)

     >>Cơ chế phát hiện sớm sự hư hỏng

Chân dung đó như thế nào thuộc quyền phán xét của mỗi người, chúng ta tạm tránh các bàn luận vội vàng, chủ quan. Nhưng điều chắc chắn khiến chúng ta phải suy nghĩ là: Hoá ra nếu không có sự cố nào khiến họ phải lên tiếng, phải bộc lộ, thì nhìn chung, đông đảo người dân hoặc cán bộ bình thường rất ít có điều kiện để biết chân dung tinh thần ấy của họ.

 

Nghĩa là cũng có biết rằng họ là bộ trưởng này hoặc thứ trưởng kia. Thỉnh thoảng cũng nhìn thấy họ hoặc trong hội nghị, lễ lạt, hoặc trên tivi. Tất nhiên người dân biết ngành mà họ phụ trách làm ăn thế nào. Nhưng có nhiều nguyên nhân, nhiều cách giải thích về những điều chưa hay trong ngành đó. Ví dụ: Có thể ông ấy tốt, nhưng “cái cơ chế nó thế” (Mà cũng có những trường hợp thế thật). Chứ nếu ông ấy không giỏi, không tốt,chả lẽ cứ vẫn được tín nhiệm?

Từ hồi có tường thuật trực tiếp trên truyền hình các phiên chất vấn tại Quốc hội, thì có dịp biết các bộ trưởng nhiều hơn. Dân biết rõ hơn về một số quan chức cấp cao, nhất là những người không ngại thể hiện chính kiến cũng như cá tính của mình. Nhưng đó là xuân thu nhị kỳ. Vả lại, có người cởi mở, nhưng cũng nhiều vị nghe xong biết rằng cả bộ máy của ngành và ông (bà) ấy chuẩn bị kỹ cho kỳ “sát hạch “này, và chỉ trong tình huống bất khả từ, họ mới lộ diện, mà cũng vừa đủ mà thôi. Sau đó, vẫn là sự tiết chế đáng khâm phục: Ít xuất hiện trên công luận, hoặc xuất hiện nhiều, nhưng nói ít, bộc lộ ít ,ít phân tích, ít trả lời, ít luận, ít bàn, ít đưa ra quan điểm của mình, ít tranh cãi. Càng ít càng tốt. Không ai có thể trách cứ sự “khiêm tốn “ ấy. Mà đấy là sau khi họ đã là “Tư lệnh ngành”. Còn trước đó thì càng ít người biết chân dung tinh thần của họ. Tất nhiên, người có trách nhiệm, cơ quan có trách nhiệm biết, cơ sở biết. 

Nhưng nếu như bây giờ người dân thấy mình cũng muốn biết và tự thấy mình cũng có trách nhiệm, có quyền biết hơn về họ, không những khi họ đã trở thành, mà cả khi họ sắp trở thành “người đày tớ trung thành” - theo đúng cái nghĩa cao quý của danh từ này? Bởi khi đã là chính khách, họ là “công bộc” của toàn dân, chứ đâu còn là người của một cơ sở? Toàn dân có những quyền lợi và những đòi hỏi khác với một tập thể mà người đó xuất thân. Toàn dân có quyền, có cơ sở để tin, mà cũng có quyền, có cơ sở để chưa hoàn toàn tin vào sự chính xác của một số ban, một số cơ quan, một số cấp tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong việc chọn người. 

Nếu ông cựu Tổng Giám đốc,hiện trong trại tạm giam, muốn đối chất với ông (có thể) là cựu Thứ trưởng, thì chắc ông Thứ trưởng chẳng có quyền đồng ý hay không đồng ý. Quyền ấy thuộc cơ quan pháp luật. Nhưng ông Trưởng thì có thể thẳng băng cho rằng việc đối chất với ông Thứ để công luận - cũng tức là đông đảo người dân biết và phán xét - là “không cần thiết”. Vì rằng đã có những “diễn đàn “nội bộ mà ông cho là quá đủ, quá dân chủ rồi. Quan điểm cá nhân của ông về chuyện từ chức? Xin miễn hỏi. Đã có cơ chế tổ chức, tôi kiểm điểm sâu sắc và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cao hơn! 

Không có gì khó hiểu cả: nếu người  nắm giữ một trọng trách cho rằng chỉ cần kiểm điểm trước cấp trên thôi,l à vì người đó  nghĩ rằng cấp trên là người phán định công tội của mình, chứ không phải xã hội, không phải dân. 

Tại sao có lối suy nghĩ lạ lùng ấy (vì thực ra với chính khách, kiểm điểm trước đông đảo công chúng là cơ hội, chứ đâu phải là tai hoạ!)? Phải chăng là vì có những trường hợp (chứ không phải là tất cả) việc  thành công bộc của dân, việc tiếp tục hay không tiếp tục được làm công bộc của dân, chủ yếu là do sự quyết định của cấp trên, không nhất thiết phải qua sự cọ sát, đánh giá của xã hội? 

Đúng là không thể làm công việc nhân sự theo kiểu phong trào. Tổ chức Đảng lãnh đạo công tác cán bộ. Đó là nguyên tắc. Nhưng Dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,  cũng là nguyên tắc. Biết ở đây bao gồm cả biết việcbiết người.

Chừng nào chưa có sự kết hợp đúng đắn hai nguyên tắc đó thì còn có chuyện chân dung vật chất của công bộc thì vẫn quen, nhưng chân dung tinh thần của công bộc thì khi có sự cố mới thấy. Mà thấy rồi  thì ngã ngửa bàng hoàng.

  • Trần Chí Hiển 

,
,