,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
764310
Nhập ôtô cũ - tư duy mới
1
Article
null
,

Nhập ôtô cũ - tư duy mới

Cập nhật lúc 16:33, Thứ Hai, 13/02/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) -  Việc cho nhập xe ôtô đã qua sử dụng, không chỉ là việc làm cần thiết của lộ trình hội nhập mà còn thể hiện một tư duy mới trong việc điều hành nền kinh tế của Chính phủ. Nhận định của chuyên gia kinh tế Phan Thế Hải.

Soạn: AM 702945 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Đã là thị trường thì có mới, có cũ, có ta, có Tây mới phản ánh tính đa dạng của nhu cầu, đa dạng của nguồn cung cấp và đa dạng của giá cả". Ảnh: Nguyên Vũ

Người tiêu dùng Việt Nam và dư luận quan tâm đến thị trường ô tô đang hồi hộp chờ đợi thời điểm 01/05/2006, khi mà những chiếc xe ô tô cũ được tham gia vào thị trường ô tô non trẻ của VN theo tinh thần của Nghị định 12/2006/NĐ - CP của Chính phủ về cơ chế điều hành Xuất nhập khẩu. 

Giá của sự sợ hãi 

Là nước nhập khẩu ô tô từ mấy chục năm nay, những tưởng sự kiện xe ô tô cũ tham gia vào thị trường VN là chuyện thường tình. Đó là chưa nói đến việc, đã là thị trường thì có mới, có cũ, có ta, có Tây mới phản ánh tính đa dạng của nhu cầu, đa dạng của nguồn cung cấp và đa dạng của giá cả. 

Cách đây sáu năm, sau khi  tham khảo ý kiến các nhà quản lý và các doanh nghiệp, đặc biệt là Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô VAMA, Chính phủ đã ban hành quyết định số 242/1999/QĐ - TTg ngày 30/12/1999 về điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2000, trong đó quy định cấm Nhập khẩu "xe ô tô dưới 16 chỗ đã qua sử dụng” 

Biện minh cho quyết định này, các chuyên gia cho rằng: Thứ nhất, hạ tầng giao thông của VN còn quá yếu kém, cần phải có biện pháp để hạn chế phương tiện giao thông. Thứ hai, các nhà sản xuất ô tô trong nước còn non trẻ, cần phải tạo điều kiện cho một ngành công nghiệp chủ lực này lớn mạnh. Thứ ba, xe ô tô đã qua sử dụng dễ gây ô nhiễm môi trường. 

Cái lý này thoạt tiên nghe “phải như củ cải”, rằng cấm nhập khẩu xe đã qua sử dụng cũng là một biện pháp giảm tai nạn giao thông đang có xu hướng tăng nhanh. Rằng, công nghiệp sản xuất ô tô là một ngành sản xuất trẻ, quan trọng, thuộc dạng “hai tếch”, nộp nhiều tiền cho ngân sách, cần phải ưu tiên, tạo điều kiện cho nó lớn mạnh để làm mũi nhọn cho nền kinh tế. 

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc cấm nhập khẩu xe cũ không những không làm cho tai nạn giao thông giảm lại cũng không làm cho “đứa con cưng” công nghiệp ô tô lớn mạnh. Một mình một chợ, các liên doanh sản xuất ô tô không những không chịu tăng tốc trong việc nội địa hoá, cũng không chịu đầu tư mở rông sản xuất, hướng xuất khẩu mà càng đủng đỉnh, vì ngay cái việc khai thác thị trường nội địa, nắn túi người tiêu dùng VN cũng vô cùng hấp dẫn, cần gì phải toan tính sang chuyện khác. 

Sự kiện này khiến người ta nhớ lại vụ việc tăng giá xăng dầu xảy ra cách đây chưa lâu. Lúc đó, một quan chức của Bộ Tài chính cho biết: Thả nổi giá xăng dầu là việc mà Nhà nước cũng rất muốn làm. Nhưng trong thời điểm hiện nay thì chưa thể làm được vì sức cạnh tranh của nền kinh tế VN còn yếu, chưa thể làm được ngay. Thả nổi giá xăng thì ngay lập tức tất cả những vật liệu đầu vào của nền kinh tế sẽ bị một cú sốc tăng giá. Nếu để “cơn bão giá” tràn vào mà không có một tấm chắn thì rất nhiều doanh nghiệp sẽ bị đổ bể.”  Nhưng rồi, khi giá xăng dầu được điều chỉnh sát giá thị trường, đã không có gì xảy ra như sự lo ngại của quan chức nọ.

Nhìn xa hơn, trong lịch sử mấy chục năm gần đây, trước mỗi quyết định lớn, chúng ta từng nhiều lần lo lắng như vậy: Bỏ sổ gạo, đời sống dân thành thị sẽ ra sao? Bỏ trạm kiểm soát dọc đường liệu có thu đủ ngân sách nhà nước? Cổ phần hoá doanh nghiệp NN, người lao động có giữ được việc làm? Thi hành hiệp định thương mại song phương với Mỹ, liệu ngành Ngân hàng có đứng vững? Dịch vụ tài chính viễn thông VN sẽ ra sao khi gia nhập WTO.... Nhưng kết quả đã không diễn ra như người ta vẫn lo ngại.

Đứng trước mỗi thách thức, doanh nghiệp, doanh nhân đều phải hoàn thiện mình để tự thích ứng với cuộc cạnh tranh. Nếu không có thách thức, không có sóng gió sẽ không có sự lớn mạnh. Đó là quy luật của dòng chảy hội nhập. Sự sợ hãi không chỉ làm cho lộ trình hội nhập chậm lại, nền kinh tế yếu đi, mà còn là một tiền lệ xấu, nuôi dưỡng bao cấp và hư hỏng.

Nhìn thẳng vào thách thức để lớn mạnh

Theo các nhà nhập khẩu, hiện có 4 thị trường nhập khẩu xe đã qua sử dụng lý tưởng. Đứng đầu là thị trường Mỹ, nơi xe có chất lượng tốt và giá rẻ. Tiếp theo là thị trường Úc, xe cũng khá tốt và giá rẻ. Tại hai "láng giềng" của VN là Lào và Campuchia,  xe đã qua sử dụng tuy chất lượng không cao, nhưng giá rất rẻ, chỉ từ 1.500 - 2.000 USD/xe, lại đưa về Việt Nam rất nhanh. (Nguồn: Dantri.com.vn)
 

Trở lại câu chuyện ô tô, với thuế xuất nhập khẩu xe nguyên chiếc đã qua sử dụng là 150%, trong khi đó, giá nhập khẩu xe mới chỉ 90%, nhập khẩu xe cũ đã mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách. Về mặt môi trường, xe đã qua sử dụng không quá 5 năm, tuy “cũ người”, nhưng “mới ta” chất lượng kỹ thuật, hệ số an toàn không có gì đáng lo ngại. 

Còn chuỵên hệ thống cơ sở hạ tầng, khi sức ép về giao thông không lớn, thêm nữa, do những hạn chế về nguồn thu ngân sách, cơ sở hạ tầng cũng không việc gì phải nâng cấp, phải mở rộng, không việc gì phải sốt sắng đầu tư. Sức ép về giao thông tăng mạnh cùng với việc tăng nguồn thu ngân sách là một động lực quan trọng để chúng ta buộc phải nâng cấp cơ sở hạ tầng.  

Chính sách bảo hộ không những không thực thi được ý đồ ban đầu mà còn góp phần khuyến khich sự ỷ lại của những đứa con cưng quen được nuông chiều. 

Khi thuế nhập khẩu linh kiện tăng, các nhà sản xuất ô tô trong nước đang có ý định tăng giá bán thì từ 1/1/2006, khi Chính phủ có chủ trương cho nhập khẩu xe cũ, thay vì phải tăng giá bán vào đầu năm 2006 như đã thông báo, các liên doanh ôtô Việt Nam (VAMA) lại giữ nguyên giá bán so với cuối 2005 mà không dám tăng thêm 5-10% như họ từng mong muốn. Đây là một sự thua thiệt của các nhà sản xuất ô tô nhưng lại là một cái được rất lớn cho người tiêu dùng. Nhìn tổng thể không hề có một sự thua thiệt nào cho nền kinh tế. 

VN là một nước nghèo, nhưng giá bán lẻ xe ô tô lại thuộc vào hàng cao nhất nhì thế giới. Khi nền kinh tế được cải thiện, ô tô không còn là một phương tiện tiêu dùng xa xỉ mà đã trở thành một công cụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu đi lại của dân chúng. Việc cho nhập xe ô tô đã qua sử dụng, không chỉ là việc làm cần thiết của lộ trình hội nhập mà còn thể hiện một tư duy mới trong việc điều hành nền kinh tế của Chính phủ. 

  • Phan Thế Hải 

 

Ý kiến bạn đọc

Ho ten: Lê Quang
Dia chi: Đại Học Chiang Mai - Thailand
Email: quang_cmu@yahoo.com

Tieu de: Càng nghĩ càng thấy nghịch lý
Noi dung: Về cơ bản tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến trong bài báo này. Tôi xin góp ý thêm là sự độc quyền đang làm cho các nhà sản xuất ô tô trong nước thu được lợi nhuân thặng dư siêu ngạch rất lớn, trong khi đó những người tiêu dùng thì lại mất đi cơ hội cải thiện cuộc sống của mình từ những thu nhập ít ỏi. Các tính toán kinh tế của chúng ta từ rất lâu vẫn dựa vào những câu hỏi Nhà nước được gì và các doanh nghiệp được gì, những câu hỏi mà bao năm qua đã làm cả đất nước đi xuống, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác tài kiệt. Đã đến lúc cần phải có những tư duy kinh tế hiện đại, tư duy dựa trên lý luận về lợi ích người tiêu dùng (chính là người dân) và lấy đó làm cơ sở để xem xét lợi ích chung của đất nước.

Ho ten: Tran Thanh Hoa
Dia chi: Hà Nội
Email: nhuhuynhco@hcm.vnn.vn

Tieu de: Oto gia re
Noi dung:
Nhập ôtô đã qua sử dụng với giá rẻ là điều tốt có lợi cho ngươi tiêu dùng. Nhưng nếu chúng ta làm không khéo, cứ cho nhập một cách ồ ạt mà không kèm theo một tiêu chuẩn kiểm tra nào về chất lượng thì chúng ta có thể trở thành một bãi rác cho cả thế giới.  Không những thế, còn gây ra tình trạng kẹt xe trầm trọng hơn đối với các TP lớn vì cơ sở hạ tầng của nước ta còn kém và tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng (mà bài học điển hình đó là xe môtô Trung Quốc giá rẻ).

Một nước có nền công nghiệp phát triển không phải dựa vào tiêu chuẩn là nước đó người dân có nhiều ôtô hay không mà là dựa vào sự sạch đẹp của đường phố và cách sống sự văn minh của người dân. Điển hình như Nhật là nước rất phát triển và văn minh thuộc loại nhất nhì thế giới nhưng thủ đô của họ lại rất ít ôtô.

Ho ten: Lê Hồng Hải
Dia chi: 28/221 Kim Mã, Hà Nội
Email: lehonghaihn@gmail.com

Tieu de: Xin đề xuất ý kiến
Noi dung: Xin chia sẻ niềm hân hoan này cùng tác giả Phan Thế Hải. Bài viết này chắc cũng được nhiều người đón nhận như tâm trạng của tôi lúc này. Nếu quyết định cho nhập ô tô cũ đến với độc giả sớm hơn có lẽ sẽ không còn nhiều người phải mua xe hơi với giá đắt gấp nhiều lần so với Mỹ, Úc, Lào, Campuchia.... Rồi đây, đã đến lúc các nhà kiến trúc đô thị và các nhà quản lý GTĐT phải xem lại những việc đã làm được và những việc phải làm trong tương lai. Thử tưởng tượng Hà nội, thành phố Hồ Chi Minh với số lượng xe ô tô tăng gấp đôi gấp ba bây giờ? Đường xá mới làm vài năm đã phải cơi nới thêm, sửa chữa, vá víu...

Tôi có dịp dừng lại ven đường của khu phố mới Trung Hoà Nhân Chính. Thật là buồn khi vỉa hè của một trong những con đường lớn, mới nhất của thủ đô bị mọi người mạnh ai nấy hạ thấp xuống chỉ để lấy đường cho xe máy lên. Mong rằng các nhà kiến trúc hãy làm những con đường cho tương lai 40-50 năm không phải sửa, cơi nới, mở rộng như các phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt.... để ít nhiều có một vài kiệt tác cho con cháu mai sau.

 

Ý kiến của bạn:

,
,