,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
756626
Chuyển động đàm phán WTO đầu năm...
1
Article
null
,

Chuyển động đàm phán WTO đầu năm...

Cập nhật lúc 19:23, Thứ Tư, 18/01/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Để đột phá, rất cần có tiếng nói cất lên từ những ngành sản xuất đang khao khát mở rộng thị trường xuất khẩu, từ những nông dân muốn con cá hay hạt gạo của mình được đối xử công bằng trên cạnh tranh thế giới. Có như vậy, chiếc ghế WTO mới không rơi vào tay các nước khác.

Quang cảnh cuộc họp đa phương về gia nhập WTO của VN tại Geneva (Thụy Sĩ) tháng 9-2005.  Ảnh tư liệu, theo TTO.

Năm 2005 Việt Nam đã để mất vị trí thành viên thứ 150 của WTO vào tay nước Tonga tí hon. Đây là một điều thất vọng lớn, dù chúng ta có muốn công nhận hay không. 

Năm 2006 mở đầu với những tín hiệu tốt lành, đó là: hàng loạt hoạt động chuẩn bị cho việc gia nhập WTO đã được khởi động sớm hơn thường lệ. Bởi theo thông lệ, chúng ta thường không làm một việc quan trọng như vậy vào những ngày năm hết Tết đến. Còn với đoàn Mỹ, họ đã phải đến Việt Nam khi con cái họ vẫn đang trong kỳ nghỉ lễ (thường kéo dài 4 tuần từ cuối tháng 12 đến cuối tháng Giêng). 

Những quan tâm của Mỹ  

Việc Việt Nam gia nhập WTO liệu có phải là mối đe dọa đối với nền kinh tế Mỹ.? Hãy xem bảng thống kê sau: 

 

2000

2001

2002

2003

2004

2005 (ước tính)

VN nhập từ Mỹ

367.715

460.892

580.154

1.324.441

1.163.447

1.100.000

VN xuất sang Mỹ

821.658

1.052.626

2.394.746

4.554.859

5.275.810

6.600.000

Đơn vị tính: 1000 USD
Nguồn: Cục thống kê Hoa Kỳ  

Từ năm 2000 đến 2005, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng 8 lần, nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ cũng tăng 3 lần.  

Nói cách khác, tuy giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã chiếm hơn 20% tổng xuất khẩu của Việt Nam, nhưng chỉ tương đương 0,3% tổng nhập khẩu của Mỹ!  

Như vậy thương mại với Việt Nam chưa phải mối quan tâm lớn đối với nền kinh tế Mỹ. Nếu có quan tâm vận động hành lang chỉ là một số “tiểu ngành” rất cụ thể như thủy sản, dệt may, hay những ngành đang “nhìn ngó” đến thị trường Việt Nam như ngân hàng, phân phối, và viễn thông.  

Tuy nhiên ngoài thương mại thì Mỹ cũng còn nhiều điểm quan tâm khác. Khi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ đến Việt Nam vào tuần đầu tháng Giêng 2006, mối quan tâm của Mỹ lại là an ninh khu vực, vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều Tiên, phòng chống cúm gia cầm và HIV…  

Và của riêng Tổng thống Mỹ 

Tổng thống George Bush đã tuyên bố “ủng hộ mạnh mẽ việc Việt Nam sớm gia nhập WTO” nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 6/2005.  

Những điều xảy ra sau đó hoàn toàn không như mọi người kỳ vọng. Các điều kiện của Mỹ vẫn là cao nhất, cao đến mức một số nước còn cố trì hoãn đàm phán để chờ “ăn theo” bản thỏa thuận của Mỹ.   

Tuy nhiên, Tổng thống Bush đang chuẩn bị đến Việt Nam vào tháng 11/2006. 

Có thể nhớ lại Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã được đón tiếp nồng nhiệt như thế nào ở Việt Nam. Đây không chỉ là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử đến thăm nước Việt Nam thống nhất, mà còn là người đã chấm dứt 20 năm cấm vận VN, đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao để khép lại một nửa thế kỷ chết chóc và thù nghịch, đã ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ  để Mỹ trở thành thị trường lớn nhất của hàng xuất khẩu Việt Nam.

Không may là Tổng thống Bush không có được những điều kiện đó. Ngoài ra, Tổng thống Bush sẽ đến Việt Nam đúng vào dịp Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, khi mà hàng loạt nguyên thủ các nước khác sẽ cùng hiện diện tại Việt Nam, nên ấn tượng của Tổng thống Mỹ chắc sẽ phần nào bị mờ nhạt. 

Nếu Việt Nam không vào được WTO trong năm 2006, lý do chính vẫn là cuộc đàm phán với Mỹ. Tất nhiên có những lý do như kỹ thuật đàm phán của cấp chuyên gia; việc Mỹ nhìn Trung Quốc thực hiện những lời hứa để thận trọng với các lời hứa của Việt Nam; vận động hành lang của các nhóm thiểu số không muốn Việt Nam vào WTO; sự bận rộn của Quốc hội Mỹ để có thể đưa Việt Nam vào chương trình nghị sự v.v…  

Nhưng người dân vẫn chỉ biết là Mỹ đang cản trở Việt Nam, và Tổng thống Bush là người đứng đầu nước Mỹ. 

Hơn thế nữa, các phương tiện thông tin trên thế giới sẽ không bỏ lỡ cơ hội để tường thuật sự khác nhau giữa không khí đón tiếp của người Việt Nam dành cho Tổng thống Clinton và Tổng thống Bush. 

Đó là lý do để kỳ vọng Tổng thống Bush sẽ làm được một điều gì đó, hơn là đơn thuần nói “Tôi đã hứa ủng hộ Việt Nam gia nhập sớm. Nhưng điều duy nhất tôi có thể làm là sau khi Quốc hội đã phê chuẩn bản thảo thuận thì tôi sẽ không phủ quyết.” 

Đến kỳ vọng của người Việt Nam 

Thông điệp tích cực từ một lá thư

(VNN) Bức thư của Tổng thống G. Bush gửi tới Hội nghị khoa học của Nghiên cứu sinh VN những ngày cuối năm và lời nhắc của ông về sự hiện diện tại Hà Nội tháng 9/2006 dự hội nghị cấp cao APEC hứa hẹn một năm mới sẽ không kém nhộn nhịp trong quan hệ Việt - Mỹ...

Trong lịch sử, chúng ta đã vượt qua được bao nhiêu trở ngại mà các nước khác không vượt qua được. Nay người dân thấy khó hiểu khi 150 nước đã vào WTO mà chúng ta vẫn chưa vào được. Và có người đành nói “chưa vào được cũng là điều tốt…” 

Sẽ không công bằng nếu chỉ nhìn vào những trở ngại bên ngoài mà quên mất bên trong. Một sự thay đổi lớn sẽ mang lại lợi ích cho tổng thể nền kinh tế, nhưng không thể tránh khỏi có ngành phải chịu bất lợi. Đó là những ngành từ trước đến nay vẫn được bảo hộ. Những lực cản tuy chỉ là thiểu số nhưng có khi lại có tiếng nói vận động mạnh mẽ.  

Để cho lực đẩy thắng được lực cản không phải bao giờ cũng đơn giản. Rất cần có những tiếng nói cất lên từ những ngành sản xuất đang khao khát mở rộng thị trường xuất khẩu, từ những nông dân muốn con cá hay hạt gạo của mình được đối xử công bằng trên cạnh tranh thế giới, cho đến những con người lao động cụ thể đang mơ ước có thêm việc làm trong nước để không còn phải đi làm thuê ở Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, hay tận Trung Đông.  

Việc phát huy sức mạnh tổng lực như vậy không chỉ hạn chế trong phạm vi kinh tế. Nếu phía Mỹ có những vận động hành lang, thì chúng ta cũng có thể làm như vậy. Những điểm ngoài phạm vi thương mại mà Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đề cập có thể là những hé mở về cơ hội vận động của Việt Nam… 

Trước đây chúng ta đã chiến thắng nhờ phát huy sức mạnh tổng lực của dân tộc, nhờ khéo léo kết hợp đấu tranh trên mọi lĩnh vực, nhờ biết tập trung vào điểm đột phá, và có khi phải chấp nhận hy sinh. Đã có những anh Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng, anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… Cuộc đấu tranh ngày nay vẫn còn thấy những điểm tương đồng.   

Đột phá 2006 

Những tín hiệu đầu năm 2006 rất khả quan. Nhưng nếu chủ quan và bỏ lỡ cơ hội, có thể trong năm 2006, những chiếc ghế mới trong WTO lại rơi vào tay các nước khác. Để rồi đến cuối năm, chúng ta lại tiếp tục phải tìm lý do để giải thích cho điều đó.  

Cần có đột phá, từ mặt trận bên ngoài đến mặt trận bên trong.

  • Bùi Văn

Theo dòng sự kiện

VietNamNet

"VN-Mỹ nhận thức rõ tầm quan trọng kết thúc đàm phán sớm"

Tuần tới, sẽ có tuyên bố quan trọng về WTO?

Vào WTO, thế giới sẽ mua gì của chúng ta?

"Chưa thấy thành viên nào của WTO xin ra cả!"

Tuổi trẻ

Mỹ chào đón VN gia nhập WTO cuối năm 2006

Trì hoãn hội nhập?

Quan hệ ở tầm cao mới
Quan hệ Việt - Mỹ: hãy chờ năm mới

 Ý kiến của bạn:

 

 

,
,