,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
714681
Nghiên cứu? Cũng nên chuyển nhượng “cầu thủ” giỏi!
1
Article
null
,

Nghiên cứu? Cũng nên chuyển nhượng “cầu thủ” giỏi!

Cập nhật lúc 22:10, Thứ Ba, 04/10/2005 (GMT+7)
,

Hôm nay, thông tin được đăng tải trên mặt báo về Nghị định 115 của Chính phủ nhằm "Hiệu quả hoá, thực tế hoá" nghiên cứu KH đã lại một lần nữa làm nóng lên không khí bàn luận về chủ đề này trong suốt nửa tháng quá, sau khi Thủ tướng Phan Văn Khải có cuộc làm việc với Bộ KH - CN.

Soạn: AM 572506 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Chúng ta đang thiếu nghiên cứu ứng dụng  nhưng như thế không có nghĩa chúng ta thừa nghiên cứu cơ bản"

Làm thế nào để nâng cao nghiên cứu  ứng dụng đồng thời khoa học cơ bản cũng phải mạnh lên? Nhà nước và Doanh nghiệp, nên "chia sân" thế nào cho hiệu quả trong đầu tư cho nghiên cứu? Nối kết nghiên cứu giữa trường ĐH và Viện thế nào thì thực sự "Cộng hưởng"? Chúng tôi đã đặt ra những câu hỏi không mới - nhưng có lẽ còn lâu lắm mới cũ  - với GS,TS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán  học, Tổng thư ký Hội toán học Việt Nam.

Ứng dụng  yếu, không có nghĩa nghiên cứu cơ bản đã thừa!

Ở tất cả các nước, muốn khoa học thực sự là động lực phát triển, Nhà nước đều phải tập trung cho nghiên cứu cơ bản. Có những tập đoàn tư bản mạnh cũng đầu tư nghiên cứu cơ bản nhưng thường chọn lựa hơn, nghĩa là nhìn ngay thấy kết quả ứng dụng thì mới chịu "mở hầu bao".  Nhà nước thì phải nhìn rộng hơn, dù chưa nhìn thấy ngay ứng dụng trước mắt nhưng có hiệu quả lâu dài thì vẫn sẽ đầu tư.

Hiện chúng ta đang thiếu nghiên cứu ứng dụng  nhưng như thế không có nghĩa chúng ta thừa nghiên cứu cơ bản. Hai việc đó hoàn toàn không hề mâu thuẫn hay đối lập nhau. Nếu nói rằng phải tập trung để đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng mà bỏ qua nghiên cứu cơ bản là không hợp lý.

Lấy câu chuyện Hàn Quốc, thời Park Chung Hy, khi đó có rất nhiều nhà khoa học giỏi của Hàn Quốc đã lập một đề án yêu cầu thành lập một Viện chuyên tập trung nghiên cứu cơ bản, những nhà khoa học hàng đầu, lương cao, nhiều đãi ngộ. Rất nhiều người phản đối mô hình đó nhưng riêng Park Chung Hy thì quyết thành lập. Làm được điều đó đòi hỏi phải nhìn rất xa.

VN chúng ta đang còn thiếu rất nhiều những nghiên cứu cơ bản nhưng không ít người vẫn nhầm tưởng rằng chúng ta làm dàn trải. Thực chất, nhiều vấn đề chúng ta mới chỉ học hỏi được rất ít nhưng đã vội xem đó là "làm nghiên cứu".

Nghiên cứu cơ bản đòi hỏi phải có tầm nhìn lớn. Nghiên cứu của chúng ta vẫn đang còn lẻ tẻ, tản mát, chưa tập trung thành kết quả lớn để tạo đòn bẩy. Ấn Độ làm nghiên cứu cơ  bản rất tốt, nên họ có thể áp dụng để phát triển công nghệ thông tin. Tỷ trọng xuất khẩu ngày càng cao bởi lực đẩy từ những nghiên cứu cơ bản.

Nguyễn Việt Hùng, nghiên cứu sinh ngành CNTT, Đại Học Tổng Hợp bang Arizona, Hoa Kỳ

Điểm ấn tượng nhất của Nghị định 115 là đột thẳng vào giải quyết vấn đề trì trệ trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN): Thứ nhất là tạo cơ chế thoáng để phát huy khả năng sáng tạo của những người làm nghiên cứu, đồng thời hạn chế sự trì trệ của những nhân tố tiêu cực trong hoạt động nghiên cứu KHCN. Thứ hai: Gắn kết quả nghiên cứu với hiểu quả kinh tế, nhấn mạnh sự cấp thiết của nghiên cứu với phát triển KHCN và với hiểu quả kinh tế, sản xuất.

Tuy nhiên, với các ngành khoa học cơ bản mà kết quả nghiên cứu không đưa vào ứng dụng trong sản xuất được ngay thì cần cẩn thận, làm sao cho vừa nhất quán, vừa không tiêu diệt nền khoa học cơ bản nước nhà.

Kinh nghiệm các nước cho thấy, vẫn nên có một chính sách phát triển khoa học cơ bản thích hợp. Vấn đề là chọn lựa để đầu tư chứ không tràn lan. Ta nên tìm một số ngành khoa học cơ bản mà ta có tiềm năng và năng lực cạnh tranh đồng thời phải chú ý những kết quả nghiên cứu cơ bản này phải gần với ứng dụng (ví dụ như một số ngành của vật lý, công nghệ gene, công nghệ nano, công nghệ thông tin). Và nhà nước trước hết phải là nhà đầu tư chính, tuy nhiên không theo hình thức cũ.

Đừng e ngại ... Những cây cổ thụ sẽ được thay thế!

Khoa học Việt Nam mới được hình thành như một hệ thống sau năm 1945. Những thành tựu trước đó hầu hết đều mang tính chất dân gian.

Riêng Toán học, dù rằng, nhiều người cho là " tương đối phát triển" nhưng theo nhận định từ trong giới vẫn còn rất yếu kém vì thiếu những đỉnh cao, thiếu "đường cao tốc" trong các chuyên ngành hẹp. Chỉ có hướng nghiên cứu tạm gọi là lớn của Giáo sư Hoàng Tụy, được thế giới đánh giá cao.

Vì sao ư? Các công trình khoa học lẻ tẻ là kết quả của tình trạng đầu tư dàn trải, chia đều tiền xu ra các túi nhỏ. Nói rằng làm như thế để "bổ sung lương" là cách nói biện hộ. Nguyên nhân chính do chúng ta chưa có đủ niềm tin để giao hẳn các đề tài lớn cho một số nhà khoa học đủ tầm.  Đôi khi do e ngại nếu tập trung tiền nghiên cứu vào một số ít  người sẽ bị cho là thiếu dân chủ. Lẽ ra, một nền khoa học non trẻ cần  có chính sách tốt.

 Đừng sợ không biết làm thế nào để phân biệt được rằng, người này giỏi hơn người kia để mà tập trung đầu tư? Trên thế giới, Nhà nước sẽ biết được địa chỉ đầu tư thông qua các thành tích nghiên cứu khoa học. Thẩm định điều đó là công việc của các Uỷ ban Khoa học Nhà nước mà thành phần chính  là các chuyên gia độc lập, thậm chí có thể là chuyên gia nước ngoài. Ngay Viện Toán chúng tôi cũng có nhiều chuyên gia được mời khi nước bạn cần xét, phong cho một ai đó.

Nếu các nhà quản lý mạnh dạn tìm người để giao đề tài lớn thì ắt sẽ có cách tìm  được người xứng tầm. Ngày xưa, người ta đã từng mời những người trẻ đi tiên phong, như giáo sư Nguyễn Văn Hiệu, Hoàng Tụy, Vũ Tuyên Hoàng... Nhưng sau bao nhiêu năm, bao người trẻ đã lớn lên rồi mà xã hội  vẫn lại chỉ nhìn thấy các cây cổ thụ ấy thôi bởi chúng  ta chưa có biện pháp phát hiện và công nhận. Ngày xưa,  mới tốt nghiệp ĐH, giáo sư Hiệu  đã được cử sang Nga học với những giáo sư đầu ngành và khi về, mới 30 tuổi, đã được giao việc lớn ngay.

Người được đánh giá xuất sắc nhất về Toán học Việt Nam hiện nay là anh Ngô Bảo Châu, mới 33 tuổi. Năm ngoái sau khi bảo vệ xong Tiến sỹ thì anh ấy đã được mời ở lại giảng dạy tại Paris và đạt được 1 giải thưởng lớn.  Nếu ở nước khác, người ta hẳn đã mời anh Châu tổ chức một nhóm Toán học và tạo điều kiện cho anh ấy đi tiên phong làm mũi nhọn. Có như thế mới đi tắt đón đầu được. Mấy năm nay, cũng đã rộ lên chuyện bàn về việc thành lập các trung tâm xuất sắc. Việc này, các nước phát triển đã làm từ lâu như Hàn Quốc với KIAS, trung tâm nổi tiếng. Rõ ràng ngoài chuyện cơ chế ưu đãi, chúng ta phải có những nhóm làm việc  xuất sắc  để tập hợp  mũi nhọn.

Nghiên cứu trong trường? Phải nhìn xuống chân mình để tránh  hình thức!

Khi các tập đoàn kinh tế  lớn vào Việt Nam nhiều hơn, thì dù chúng ta không "nói", họ cũng sẽ thành lập các cơ sở nghiên cứu và  hút người tài trong lĩnh vực nghiên cứu, nhất là nghiên cứu ứng dụng. Đó là quy luật.

Còn xu hướng gắn kết giữa trường ĐH và Viện nghiên cứu, phải nên xúc tiến một cách căn bản chứ đừng hình thức. Phải nhìn vào thực tế, ngành này, ngành kia, năng lực đến đâu rồi mới thành lập những cơ sở đảm bảo được yêu cầu phù hợp với mô hình nghiên cứu tầm cao (là GV có thể hướng dẫn được SV nghiên cứu).  Nếu chúng ta  chỉ cổ động  chung chung: "Gắn kết nghiên cứu với đào tạo" thế rồi trường nào cũng mở tạp chí và bài nào cũng đăng cả thì  tức là đã hình thức hoá chủ trương này.

Ví dụ, nói về Toán, tôi tin là ở Việt Nam tập trung tất cả lực lượng lại cũng chỉ mở được hai khoa Toán "nên hồn", trong khi đó, ta có tới 200 trường ĐH mà trường nào cũng có khoa toán cả. Vậy thì không thể hô hào chung chung là "gắn kết" được mà trước hết phải xây dựng trường mẫu mà ở đó nghiên cứu kết hợp được  với giảng dạy.

Nếu cứ hô hào chung chung "Trường vừa là cơ sở nghiên cứu" rồi chưa đủ điều kiện cũng cho ít tiền sẽ lại sa vào tình trạng đầu tư dàn trải.

Nguyễn Việt Hùng

Một yếu tố quan trọng để những đầu tư cho KH thành công là phải thúc đẩy những hình thức hợp tác quốc tế cả về tư vấn chính sách lẫn thực thi quá trình nghiên cứu để tận dụng kinh nghiệm, thiết bị tài liệu của các nước tiên tiến. Vừa nâng cao hiệu quả của quá trình nghiên cứu, vừa làm tiền đề để đẩy mạnh chuyển giao tri thức, công nghệ trong nghiên cứu khoa học. Vấn đề này  cần thiết cả trong nghiên cứu khoa học cơ bản lẫn  khoa học công nghệ và ứng dụng. Phải làm sao để thu hút các công ty, tập đoàn lớn, cơ sở nghiên cứu lớn mở chi nhánh ở VN. Đây sẽ là chất xúc tác để tạo môi trường thúc đẩy KHCN nước nhà phát triển, đẩy nhanh quá trình chuyển giao tri thức, công nghệ hiện đại,  tránh được nạn chảy máu chất xám, điều  mà các nước đang phát triển đang phải đối diện.

Chuyển nhượng người chất lượng cao giữa Viện và Trường

Theo tôi, nên khuyến khích theo mô hình mà nhiều nước đã làm: Cán bộ ở Viện vẫn có thể đi giảng dạy và cán bộ của trường, khi cần thời gian rảnh rang nghiên cứu cũng có thể đi vào các Viện một năm, hai năm để làm nghiên cứu. Sau đó lại trở về nơi cũ của mình. Viện nghiên cứu chỉ  nên là chỗ tạm thời.

Muốn thế, cơ cấu tổ chức nên động, chứ không nên tĩnh quá. Như viện Toán, tôi nghĩ chỉ cần 1/3 đến một nửa là biên chế ổn định, số còn lại là đến học, là đến nghiên cứu tạm thời mà thôi. Ví dụ như ai đó có thể đến đây 2 -3 năm, trình độ cao lên, về trường dạy. Cán bộ chúng tôi đi dạy rất nhiều nhưng có mặt ngược lại, do biên chế cứng nên GV chưa đến đây nghiên cứu "lưu động".

Hôm nọ, có một ông Vụ phó ở Bộ KH -CN đến đây. Tôi đề xuất có thể đầu tư gấp 10 lần tiền lương hiện tại cho một cán bộ khá ở trường ĐH  đến Viện nghiên cứu một đề tài quan trọng trong một năm không (Tại sao lại lương gấp 10? Bởi vì nếu không, anh ta có thể đi dạy, kiếm thêm được ngoài đồng lương ít ỏi nên nếu không trả như vậy thì anh ta không đi) hoặc là ngược lại, một cán bộ ở Viện có thể sang trường làm việc với cách đầu tư như thế.  Phải có cách cấp là đồng tiền đến trực tiếp đến cán bộ giảng dạy chứ trường không thể dùng được. Đó là đầu tư đề tài. Đầu tư vào người có chất lượng cao. 

  • Lương Bích Ngọc - Lê Ngọc Nhung (thực hiện)

 Theo dòng sự kiện

VietNamNet

Tránh bao cấp ý tưởng bằng cách nào?

Năm 2006, tăng ngân sách cho khoa học-công nghệ

Khoa học cơ bản mũi nhọn: Việt-Nhật hợp tác

Tính đố kỵ cản trở khoa học
Nông nghiệp đã có khoán 10, còn khoa học-công nghệ thì sao?

Phải có tư duy mới để tạo ra khoán 10 trong KHCN

Tuổi Trẻ

Bước ngoặt… 115!

Ngân sách cho KH-CN địa phương sẽ tăng 21%

Sẽ tổ chức ngày khoa học - công nghệ hằng năm

Để khoa học VN ngang tầm th ế giới

Tiền Phong

Khoa học công nghệ: Bao giờ có "khoán 10"?

"Hội nghị Diên Hồng" của giới khoa học Việt Nam

 Ý kiến của bạn về vấn đề này:

 

,
,