,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
691684
Điểm 10 Văn: không nên quá hiếm
1
Article
null
,

Điểm 10 Văn: không nên quá hiếm

Cập nhật lúc 17:12, Thứ Hai, 08/08/2005 (GMT+7)
,

Trong khi các môn tự nhiên điểm 10 nhiều đến mức "khó đếm", bài Văn điểm 10 của Nguyễn Thị Thu Trang (ĐH Huế) trong kỳ thi vào ĐH vừa qua được xem như hiện tượng của báo chí. VietNamNet Nhận định phỏng vấn TS Đỗ Ngọc Thống (Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục) và nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên.

Soạn: AM 509777 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nguyễn Thị Thu Trang (ĐH Huế), tác giả bài văn điểm 10 - Ảnh: Lao động.
 

Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay, trong khi khối A "bùng nổ" thủ khoa điểm 30/30, lại xuất hiện duy nhất một bài văn điểm 10 và lập tức được xem là hiện tượng. Anh  có bình luận gì về sự kiện này?

TS Đỗ Ngọc Thống

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

- Trong khi hàng trăm em cả 3 môn tự nhiên đạt điểm 10, chỉ có 1 em được 10 điểm môn Văn thì cũng có thể coi là một hiện tượng. Tôi thấy mừng và rất trân trọng kết quả của em Trang. Mừng vì Hội đồng chấm thi đã mạnh dạn và dám chịu trách nhiệm trước kết quả đánh giá của mình. Trân trọng vì một HS học lớp bình thường, gia đình bình thường, thậm chí khó khăn, không đi học thêm các lớp luyện thi… mà có được kết quả cao nhất toàn quốc về môn học này.

- Điểm 10 đó gây bất ngờ, trước hết vì bấy lâu nay người ta thường quan niệm: Văn là môn không chính xác nên khó có điểm 10, kể cả khi thi học sinh giỏi. Mừng cho em Trang, nhưng cũng buồn cho tình hình học Văn, vì mới khá lên, sạch sẽ hơn những câu văn què, cụt... thì đã là ... sự kiện.

Điều đáng nói nhất là Trang học Văn rất nghiêm túc, trong khi với nhiều học sinh khác, môn Văn thường bị xem nhẹ. Học Văn còn là học cách viết, học cách làm người.

Trong chấm thi môn Văn, hình như đã có một sự mặc định trước là ít khi giáo viên chấm điểm tuyệt đối, lý do vì sao? 

Thực ra trong hướng dẫn chấm môn Văn, ở tất cả các kì thi, không ai hạn chế cho điểm 10 cả, thậm chí chúng tôi còn khuyến khích GV cho điểm tối đa, nhưng trong thực tế thì đúng là ít khi GV cho điểm 10. Có nhiều lý do nhưng lý do chính theo tôi là môn văn phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan người chấm. Dù có đáp án và biểu điểm đi chăng nữa cũng khó mà đo đếm cụ thể câu chữ, ý tứ, văn phong… của bài viết cho chính xác ( điều này khác hắn với các môn KHTN). Vì thế GV luôn nghĩ là bài của HS khó đạt được điểm tối đa. Hơn nữa cũng phải rất có bản lĩnh và trình độ mới dám cho điểm tối đa. Vì bài ấy thế nào cũng phải đem ra “mổ xẻ” đánh giá, mà văn chương, với cách ra đề như lâu nay thì rất khó thống nhất trong việc khen chê. Tôi rất tin vào sự thẩm định của Hội đồng chấm thi ở Huế, nhưng tôi vẫn nghĩ, bài văn của Trang nếu chấm ở một Hội đồng khác chưa chắc đã có kết quả tuyệt đối như thế. Điều này là bình thường với cách ra đề và chấm thi như lâu nay. Và đấy cũng là điều tôi thấy cần thay đổi nhất trong việc kiểm tra, đánh giá môn Văn. 

Trước hết là do quan niệm "môn Văn khó có điểm 10". Nếu bài thi của Thu Trang mà vào một hội đồng khác, chưa chắc đã được điểm tối đa. Học sinh cũng nghĩ Văn khó đạt điểm cao nên sẽ tập trung cho các môn khác, còn Văn chỉ mong lấy điểm trung bình thôi.

Lẽ ra, phải xem việc đạt điểm 10 Văn là rất bình thường. "Đừng xây dựng một xã hội nhiều người tốt, mà hãy xây dựng xã hội mà điều tốt trở thành thừa".

Thí sinh có điểm 10 môn Văn lại không lựa chọn chuyên ngành Văn để tiếp tục theo đuổi mà lại chọn ngành học Tài chính Kế toán. Sự lựa chọn này liệu có nói lên điều gì về thái độ của học sinh đối với môn Văn trong nhà trường? Mặt khác, điểm 10 đã phá vỡ tiền lệ không cho điểm Văn tuyệt đối, liệu có tạo ra dư luận xã hội tích cực hơn cho học sinh hay không?

- Không phải một mình Trang làm điều đó. Ngày nay HS không thích vào học các ngành KHXH nói chung và ngành văn nói riêng chủ yếu do xu thế xã hội, do nhu cầu tìm kiếm việc làm, kiếm sống… Tôi chắc Trang rất yêu văn, nhưng yêu để làm gì?  Tôi biết không ít HS giỏi đạt giải quốc gia môn văn, học xong đại học ngành văn, thậm chí nhiều người có bằng Thạc sĩ rồi vẫn không có việc làm… Trong khi các ngành KHTN, dù sao ra trường cũng dễ kiếm việc làm hơn. Đấy không phải do môn văn mà do nhu cầu xã hội cần rất ít đến chuyên nghành văn. Và vì thế việc cho 10 điểm môn văn trong kì thi đại học lần này cũng khó thay đổi được xu thế ấy. Nhưng dù sao đó cũng là một việc làm tích cực.

- Nhiều nhà văn nổi tiếng bây giờ có học chuyên Văn đâu? Tôi chỉ nghĩ, với cách học như của Trang, dù em có làm ngành gì, em vẫn là một người viết tốt.

- Trước mắt tôi nghĩ bài văn điểm 10 cũng như những nhận xét của hội đồng chấm thi nên được đăng tải trên báo chí. Để học sinh có thể thấy niềm tin, dẫu "mơ hồ", rằng Văn cũng có thể đạt điểm cao. Để xoá tan định kiến, giúp các thầy cô có thể "nương tay" hơn khi cho điểm tuyệt đối. Như thế cũng khích lệ việc học Văn lắm chứ?

Bài thi em Trang, theo nhận xét của Hội đồng chấm thi, đạt điểm 10 do chữ đẹp, trình bày sạch sẽ, không sai chính tả, đủ ý... Như vậy, phải chăng để học sinh đạt được điểm 10 khi thi ĐH không cần phải có năng khiếu văn chương và sự sáng tạo mà chỉ cần học thuộc lòng ý theo SGK?

Không phải. Tôi không được xem bài của em Trang, chưa xem Đáp án và biểu điểm của Hội đồng ra đề. Tôi cũng chưa được trực tiếp xem lời phê của người chấm, nhưng nếu chỉ có những điều như Hội đồng nêu trên thì bài văn ấy không thể cho điểm 10 được. Các bạn nên xem lại nhận xét của Hội đồng, sau dấu ba chấm (…) ấy có còn ý gì nữa không, chẳng hạn văn phong phải trôi chảy, diễn đạt phải trong sáng, lập luận phải chặt chẽ…

Chấm thi cũng giống như đi đường trường, bỗng dưng thấy được một bóng cây thì mừng lắm. Bài văn vượt trội trên mặt bằng thí sinh năm nay, nên các thầy cô đều "nhất trí" với điểm tối đa. Còn với cách ra đề như hiện nay, chỉ cần trả lời đúng, đủ ý là đã được điểm cao rồi. Hơn nữa, đây là điểm 10 thi Văn vào ĐH, chứ không phải thi học sinh giỏi.

Hội đồng chấm thi của ĐH Huế sẽ chịu trách nhiệm, và họ chắc chắn cũng chấm đúng barem của Bộ.

  • Khánh Linh - Ngọc Nhung (thực hiện)

Theo dòng sự kiện

VietNamNet

Bài thi văn điểm 10 sau 11 năm "vắng bóng"

Tuổi trẻ

Gặp thí sinh đạt điểm 10 Văn kỳ thi ĐH Huế

Văn chương: nuôi dưỡng tâm hồn

Tiền phong

Chân dung người duy nhất đạt điểm 10 Văn

Lao động

Gặp tác giả điểm 10 môn văn
 

 

,
,