,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
653728
Giao dịch điện tử - Phải "học" kỹ mới được dùng?
1
Article
null
,

Giao dịch điện tử - Phải 'học' kỹ mới được dùng?

Cập nhật lúc 15:37, Thứ Tư, 01/06/2005 (GMT+7)
,

Để giao dịch điện tử thực sự đi vào cuộc sống? Việc đầu tiên cần phải làm là tìm cách cho công chúng, nhất là những người thực hiện trực tiếp, hiểu được nguyên lý thực sự và những rủi ro có thể xảy ra trong các giao dịch điện tử. Cả chuyên gia an ninh mạng Nguyễn Tử Quảng và chuyên gia ngân hàng, tài chính Huỳnh Thế Du đều có chung ý kiến này.

Giao dịch bằng phương tiện điện tử hiện đã được ứng dụng tại các ngân hàng. Ảnh: Hồng Phúc

Huỳnh Thế Du, Chương trình kinh tế Fulbright Việt Nam: Cốt yếu nhất người dùng phải hiểu và sử dụng thông thạo.

Mấy hôm nay, chủ đề về luật GDDT đã được bàn luận rất nhiều, nó thực sự là một đề tài nóng đối với các đại biểu Quốc hội. Điều này xảy ra là lẽ đương nhiên, vì ai cũng hiểu rằng, chỉ trong một thời gian ngắn, rất ngắn nữa thôi, giao dịch điện tử (GDDT) sẽ là phương thức giao dịch chính trong toàn bộ các hoạt động trong xã hội - xã hội hiện đại.

Có thể đây là điều mong đợi hay là điều mà hầu hết chúng ta đang nghĩ. Nhưng khi nào các bà có thể đi chợ mà không phải cầm theo ví tiền, các ông mua nhà không phải lo cái khoản mang tiền như thế nào, mọi khoản thanh toán đều được thực hiện chỉ qua một tấm thẻ nhỏ nhắn, xinh xắn... thì cần xem xét điểm xuất phát hiện nay.

Chúng ta biết rằng, để một hệ thống như hệ thống GDDT có thể vận hành và phát triển, cần phải có bốn yếu tố cơ bản nhất là người (tổ chức) thực hiện, công cụ thực hiện, nơi thực hiện (thường được gọi là thị trường) và cơ sở hạ tầng cho giao dịch điện tử. Đối với ba yếu tố đầu tiên, xét theo khía cạnh cung cầu, rõ ràng nhu cầu về giao dịch điện tử là rất lớn, các phương thức, công cụ giao dịch hết sức đa dạng và đương nhiên là giao dịch này diễn ra mọi lúc, mọi nơi.

Điều cần bàn đến ở đây là cơ cở sở hạ tầng cho GDDT bao gồm hạ tầng cứng hạ tầng mềm.

Hạ tầng mềm chính là thứ mà các đại biểu Quốc hội bàn luận sôi nổi trong mấy ngày qua - luật và các quy định về giao dịch điện tử. Mong rằng, Quốc hội sẽ đưa ra được một luật tốt và có thể đi vào cuộc sống giúp cho hoạt động GDDT phát huy được vai trò của nó.

Yếu tố quan trọng nhất để giao dịch điện tử - các giao dịch "vô hình" - thành công là cơ sở hạ tầng cứng (hệ thống máy móc trang thiết bị, các phần mềm và nguồn nhân lực).

Đối với hệ thống máy móc thiết bị và các phần mềm cần thiết, nhất là trang bị cho bảo mật và an toàn sẽ là một khoản đầu tư khổng lồ. Vì ai cũng biết chữ ký điện tử đơn giản chỉ là một đoạn chương trình được mã hoá bằng những ký tự 0-1.

Khía cạnh quan trọng hơn là vấn đề về tâm lý và nguồn nhân lực. Theo tôi, đây mới thực sự là trở ngại lớn nhất. Thực tế hiện nay, GDDT là cái gì đó còn rất mù mờ đối với hầu hết mọi người trong xã hội, ngay cả các cấp điều hành - người quyết định trong hầu hết các tổ chức, các doanh nghiệp.

Bên cạnh sự lo ngại của các cấp điều hành trong các tổ chức, khả năng hiểu biết về giao dịch điện tử của đội ngũ những người giao dịch trực tiếp (nhân viên) chưa thực sự đủ để tạo ra sự tự tin cần thiết đối với họ khi thực hiện loại hình giao dịch này.

 

Công nghệ ngân hàng: Thị trường lớn đang hé cửa
Các nhà băng Việt Nam đang sẵn sàng bỏ tiền ra mua công nghệ để thêm sức mạnh trước thềm hội nhập, và một thị trường lớn đang rộng mở.

Người ta chỉ có thể yêu tâm làm điều gì khi họ thực sự hiểu điều đó. Để GDDT thực sự đi vào cuộc sống? Việc đầu tiên cần phải làm là tìm cách cho công chúng, nhất là những người thực hiện trực tiếp, hiểu được nguyên lý thực sự và những rủi ro có thể xảy ra trong các giao dịch điện tử. Có như vậy, khả năng thực hiện các giao dịch điện tử mới có thể có sự phát triển tốt.

Nguyễn Tử Quảng, chuyên gia an ninh mạng:

Việc "dạy" cho người sử dụng cũng nên quyết liệt như khi soạn thảo luật

Hai đối tượng của GDDT là đơn vị chứng thực người thụ hưởng. Nếu đơn vị chứng thực không đảm bảo các vấn đề an ninh, để các "hacker" vào sửa khóa đã được đăng ký của những người tham gia vào giao dịch thì chữ ký thành vô nghĩa. Vì thế, cơ quan chứng thực phải thật sự đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng, phải ghi nhận được hết các thông tin vào, ra để có thể xử lý tranh chấp (nếu có). Về phía người sử dụng, vì chữ ký điện tử là công nghệ cao nên công cụ để người tham gia sử dụng phải thật sự dễ hiểu, sáng sủa, dễ tiếp cận. Nếu rối rắm, phức tạp thì người sử dụng cũng không biết họ làm đúng hay sai các thao tác, sẽ rất mất an toàn. Và những điều luật phải  cụ thể để giải quyết, xử lý khi xảy ra tranh chấp hay sự cố về chữ ký điện tử.

Phải hội đủ những điều kiện đó thì luật mới có thể đi vào cuộc sống.

Trên thế giới, ngay cả nước Mỹ, nơi GDDT được công nhận, thì việc sử dụng cũng chưa được như mong muốn. Lực cản nằm nhiều ở phía người sử dụng còn e ngại công nghệ cao, phần mềm phức tạp, khi dùng chữ ký điện tử thì không nhìn thấy rõ ràng. (Với chữ ký thông thường, mắt thường của các chuyên viên có thể phát hiện sử giả mạo, nhưng với chữ ký điện tử thì mắt thường không thể nhận ra được).

Ngay trong hiệp hội cứu hộ các sự cố máy tính của khu vực, dù có quy ước sử dụng chữ ký điện tử nhưng việc vận hành cũng còn nhiều khó khăn. Vì thế, VN còn cần một thời gian dài mới phổ cập được giao dịch với chữ ký điện tử. Tuy thế, vẫn cần thiết có luật, có hành lang pháp lý để đón đầu cho việc GDDT. Còn thời gian trước mắt, khi chưa có những biện pháp đảm bảo, hoặc phương tiện tối ưu phát hiện giả mạo thì chưa nên khuyến khích, thúc đẩy GDDT vì sẽ gây mất niềm tin nếu xảy ra sự cố.

Một khi hạ tầng thông tin chưa tốt thì người tham gia sử dụng không thể tự tin, chưa thể đủ nhận thức để tích cực tham gia các GDDT. Và sau khi chuẩn bị được hạ tầng cơ sở, có lẽ cũng phải "quyết liệt" trong việc nâng cao nhận thức của người sử dụng về GDDT như khi chúng ta soạn thảo luật (theo tôi được biết thì đây là luật được làm nhanh nhất).

Hiện nhiều ý kiến ủng hộ Bộ Bưu chính Viễn thông quản lý cơ sở hạ tầng thông tin cho GDDT và tôi cũng nghĩ vậy. Vì đây là cơ quan nắm hạ tầng, điều phối các vấn đề về CNTT và đủ nhân lực đáp ứng.  

  • VietNamNet Nhận định

Sự kiện qua các báo:

VietnamNet: Gửi thư điện tử - "phím" sa, gà chết!

VietnamNet: Người dân không bị ép giao dịch điện tử

Thanh Niên: Chữ ký điện tử - thật giả khó lường

Thanh Niên: Chữ ký điện tử: Đảm bảo an toàn dữ liệu truyền trên mạng

Tuổi trẻ: Chữ ký của thời đại

Tuổi trẻ: Góp ý xây dựng Luật giao dịch điện tử

Tiền phong: Cần công nhận giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử

Tiền phong: Dự án Luật Giao dịch điện tử: Băn khoăn về tính khả thi

Lao Động: Nhiều thách thức cả trong soạn thảo lẫn thực thi

Lao Động: Một chữ ký điện tử có giá 100USD

,
,