,
221
3662
Nhận định
nhandinh
/nhandinh/
609722
Phải biết tự vệ trước websex
1
Article
null
,

Phải biết tự vệ trước websex

Cập nhật lúc 15:03, Thứ Ba, 05/04/2005 (GMT+7)
,

Hôm qua, Yến Vy lần đầu tiên xuất hiện trước ống kính sau khi cô đã phải lên tiếng xin được bảo vệ vì những hình ảnh đời tư đã bị khai thác và phát tán rộng rãi quá mức. Đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến cách tự vệ khi là "công dân" trong thế giới Internet. Chuyên gia an ninh mạng Nguyễn Tử Quảng đã có cuộc trò chuyện về vấn đề này. Theo anh, cả cơ quan quản lý và từng công dân phải biết cách "sống chung" với cả những điều xấu mà công nghệ Internet đem lại.

 

"Hiệp sĩ CNTT" Nguyễn Tử Quảng.
- Qua những vụ tai nạn trong thời gian vừa rồi (một số người mẫu, ca sĩ bị tung cảnh sinh hoạt đời tư lên mạng) cùng việc xuất hiện khá ồ ạt của nạn websex tại Việt Nam, anh có nghĩ đã đến lúc chúng ta phải học cách sống chung với những điều xấu khi làm "công dân" của thế giới internet?

- Đúng là chúng ta phải học cách chung sống "hòa bình", vì internet là kho lưu trữ khổng lồ, tốt xấu lẫn lộn. Cũng giống như một xã hội nói chung sẽ có cả người xấu và người tốt, ta không thể cứ ở trong nhà để không gặp người xấu.

- Phải "chung sống" với nạn websex kiểu nào để có hoà bình?

- Trước tiên, phải học cách tự vệ. Người lớn sẽ "tự vệ" bằng cách phải tự nhận biết và tránh xa những trang web "xấu", cũng giống cách chúng ta tiếp nhận thông tin. Phải nói thêm, trong sự phát tán của các web sex, báo chí cũng góp phần đáng kể khi kích thích trí tò mò của người đọc vì đề cập đến đề tài này quá nhiều. Lẽ ra, nên hạn chế đưa tin, không nên quá tập trung vào sự giật gân, câu khách. Nếu không có báo chí, chắc chắn số người biết thông tin sẽ ít hơn hẳn.

Ngược lại, trẻ con còn rất non nớt, chưa đủ sức đề kháng, nên các bậc cha mẹ phải có biện pháp trang bị để ngăn con em mình tiếp xúc với các thông tin xấu, như có các chế độ "khóa" máy thích hợp. Ngay cả các nước phương Tây với văn hóa cởi mở nhưng phụ huynh vẫn có những biện pháp hạn chế con mình truy cập, thậm chí mày tính ở nhà có 2 chế độ riêng (1 cho người lớn, 1 cho trẻ em), chỉ cần một nút chuyển.

- Nhưng trẻ con cũng cần tiếp xúc với thế giới mạng từ một độ tuổi nào đó để lớn lên có đủ khả năng tự vệ. Còn nếu "chặn", "cấm" nhiều quá, khi 30 tuổi sẽ vẫn là "đứa trẻ" khi đối diện với các thông tin độc hại?

- Theo tôi, đây là vấn đề của giáo dục giới tính trong trường học, ngoài xã hội. Hiện nay có những trang web chính thống (có cơ sở khoa học) về giáo dục giới tính, cha mẹ cần chủ động khuyến khích con mình đọc và tự tìm hiểu, nghiên cứu, để tránh những tò mò sai lệch. Đó không phải là "vẽ đường cho hươu chạy". Nhưng cũng không nên cho trẻ con đọc những bài báo nói về những người mẫu, ca sĩ bị tung lên mạng nhiều quá khi chúng còn quá bé để khỏi kích thích trí tò mò.

Phụ huynh cần giám sát việc con cái dùng Net, vì trẻ nhỏ rất dễ tò mò với các nội dung websex.
- Theo anh, ta có thể kiểm soát, ngăn chặn việc phát tán các trang web có nội dung xấu bằng cách thiết chặt việc quản ý các trang web và dịch vụ internet công cộng không? Một cán bộ quản lý của ngành văn hoá có nói rằng: "Khó mà kiểm soát được hết các trang web trên mạng...".

- Web sex là một vấn đề của xã hội giống như buôn lậu, ma túy, mại dâm. Nhưng ở đây quá trình phạm tội có khác là: công cụ phạm tội ảo và có tốc độ cực nhanh, lượng người tham gia mạng rất lớn, chưa kể tội phạm (những kẻ tạo trang web hay phát tán thông tin) chỉ cần ngồi một chỗ, dùng máy tính và cho rằng không ai nhìn thấy mình nên tâm lý thoải mái hơn. 

Thật ra, luật sẽ giúp hạn chế sự phát tán, răn đe tội phạm và xác định tội danh. Đó là công cụ pháp lý cho các nhà chức trách. Còn để thật sự kiểm soát và ngăn chặn thì chỉ các cơ quan chức năng (như Bộ Công an, Bộ Văn hóa) thôi chưa đủ phải cần đến sự giúp đỡ của quần chúng (xã hội hóa). Chẳng hạn như: Cần các đơn vị đặc nhiệm  với một đường dây nóng, địa chỉ email chuyên trách để người dân có thể thông báo về địa chỉ các trang web có nội dung xấu một cách dễ dàng. Hiện tại, chúng tôi đang nghiên cứu thử nghiệm một phần mềm cung cấp cho các điểm internet công cộng chạy trên máy chủ để người quản trị mạng có thể chặn các trang web xấu và gửi địa chỉ  lên. Chiến dịch này tất nhiên cần sự ủng hộ của các ông chủ internet công cộng. Sau khi có sự hoàn thiện các văn bản luật về vấn đề này, chúng tôi sẽ chuyển các công nghệ cho các cơ quan chức năng.

- Khi việc ngăn chặn này cần làm thường xuyên, cần sự đồng lòng của toàn xã hội, ta có cần một chiến dịch truyền thông về sự lành mạnh của mạng internet không?(Như đã có chương trình truyền thông về an toàn giao thông, về HIV - AIDS)

- Rất cần, vì nạn web sex đang lên mức báo động khi rất nhiều kẻ xấu đã lợi dụng các ca sỹ, người mẫu nổi tiếng, đưa hình ảnh của họ lên mạng để thu lợi. Vì thế, khi phần mềm của chúng tôi ra đời, rất cần các chương trình truyền thông. Tôi tin 99% các chủ dịch vụ internet cũng không muốn tình trạng khách hàng sử dụng websex xảy ra như bây giờ, họ đang phải chấp nhận vì trong "không khí" chung và không muốn mất khách. Tôi tin rằng, khi chúng ta "ra quân" một cách đồng bộ và mạnh mẽ, họ sẽ sẵn sàng hợp tác với chiến dịch của chúng tôi.

- Ngoài việc phát tán trên internet, tình trạng các CD sex bán tràn lan thì sao?

- Đó là bài toán phải giải quyết: ngăn chặn tình trạng CD lậu. Hơn nữa, tình trạng CD sex bán tràn lan như hiện nay cũng do có sự quảng cáo quá mạnh của mạng internet khiến lượng người tò mò, quan tâm mạnh đến vậy. Khi sự phát tán qua mạng xử lý được thì nạn CD lậu cũng không bùng nổ như bây giờ.

- Phải làm thế nào khi phần lớn các trang web có nguồn nước ngoài?

- Đúng là luật pháp của họ không hề cấm các trang web sex, ta chỉ có thể ngăn chặn các trang web đó vào VN. Không loại trừ việc họ có thể đổi tên hoặc người truy cập đi đường vòng nhưng dù sao cũng hạn chế rất nhiều, vì những người có thể đi đường vòng đều công nghệ cao, không nhiều lắm, và họ đủ trình độ để đề kháng, tự vệ. Rồi khi việc vào khó khăn hơn thì số người vào cũng sẽ giảm đi vì họ sẽ nản dần.  

Vừa rồi, ta có thông tin đã "đánh sập" được một trang web sex, nhưng thật ra là bắt được người tiếp tay cho trang web đó ở Việt Nam. Nếu không thông tin rộng rãi cho các nhà cung cấp dịch vụ để chặn các trang web đó thì cũng không hiệu quả. Điều này cũng giống như việc dập các đại dịch để tránh sự bùng nổ.

- Gần đây, hình ảnh các người mẫu, ca sỹ bị đưa lên mạng khá nhiều. Họ có phải "chịu trách nhiệm" trước tiên khi đã để hình ảnh của mình có cơ hội bị "khai thác"? Luật pháp có thể bảo vệ họ không?

- Trong nhiều trường hợp, các ca sỹ - người mẫu thật sự là nạn nhân. Nhưng khi là người của công chúng, bạn sẽ phải cẩn thận hơn trong việc giữ gìn hình ảnh, tránh những lời nói có thể gây hiểu lầm, những hành động có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của mình. Ta không sống giả dối, nhưng cũng không thể sống quá "thoải mái" mà phải thích hợp với xã hội. Vì những người nổi tiếng còn là "tấm gương" cho các bạn trẻ học tập, nên phải tự vệ thôi.

Về luật pháp thì nước ta đang phát triển, các luật để bảo vệ quyền lợi riêng tư cho cá nhân còn chưa rõ ràng. Luật của chúng ta đang thay đổi, và nhận thức của mọi người trong việc hiểu và thực thi theo luật cũng cần được nâng cao. Và trước hết, ta cần phải "tự vệ" cho chính mình.

Sự kiện qua các báo

 

Tuổi trẻ: Chợ sex trên mạng – đã đến lúc chế thuốc miễn nhiễm

Thanh niên: Web sex: Có ngăn chặn được không?

Lao động: Thêm một trang web sex tại Việt Nam bị triệt phá

 

  • VietNamNet nhận định
,
,