Sở hữu trí tuệ: khi nào nhà đầu tư hết lo?
06:40' 13/05/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Sở hữu trí tuệ là một trong những thách thức của Việt Nam chuẩn bị cho WTO và thực thi hoàn toàn Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Nó cũng là nỗi lo của nhà đầu tư. Hội đồng Thương mại Việt - Mỹ đã chọn chủ đề này để tổ chức một buổi hội thảo tại TP.HCM hồi sáng nay (12/5).

Bao quát nhưng còn khiếm khuyết

Khi nhãn nhái, hàng giả không còn thì nhà đầu tư hết lo (hình chỉ minh họa). Ảnh: Nguyên Sa.

Sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp... là những tài sản của con người có thể là vô hình nhưng cũng có thể là hữu hình. Vì là tài sản nên sở hữu trí tuệ cũng cần được bảo vệ như những tài sản khác.

Cho đến nay văn bản pháp lý cao nhất về phạm trù sở hữu trí tuệ là bộ Luật Dân sự. Bộ luật này điều tiết phần lớn các hoạt động xã hội, kể cả sở hữu trí tuệ. Ngoài bộ Luật Dân sự, còn có những nghị định và thông tư điều phối những hoạt động kinh tế và xã hội có liên quan đến sở hữu trí tuệ, như nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, kiểu dáng, cạnh tranh không lành mạnh....

500 cuốn sách về sở hữu trí tuệ từ nước ngoài sẽ được chuyển về Thư viện Tổng hợp Quốc gia -TP.HCM, nơi được lựa chọn và được tài trợ để quảng bá kiến thức về sở hữu trí tuệ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Mở cửa vào giữa tháng 2, trung tâm thông tin sở hữu trí tuệ do Thư viện Tổng hợp Quốc gia - TP.HCM và Hội đồng Thương mại Việt - Mỹ phối hợp quản lý đã tập trung trên 200 đầu sách liên quan đến sở hữu trí tuệ được thể hiện bằng Anh và Việt. 500 đầu sách mới được bổ sung vào cuối tháng này sẽ cơ sở tốt cho chương trình nâng cao kiến thức của cộng đồng về sở hữu trí tuệ.

Ông Lê Khắc Chiến, Phó Cục trưởng Cục Tác giả thuộc Bộ Văn hóa Thông tin, cho rằng với những qui định và văn bản được ban hành hiện nay ở Việt Nam thì Việt Nam có thể bao quát các bảo hộ sở hữu trí tuệ như các nước như bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp. bảo hộ chỉ dẫn địa lý, bí mật thương mại, thiết kế - bố trí mạng thích hợp, quyền tác giả và các quyền liên quan khác...

Tuy nhiên ông Chiến cũng cho rằng luật của Việt Nam cũng khiếm khuyết khá nhiều và với sự khiếm khuyết này tạo ra thách thức lớn đối với tiến trình hội nhập của Việt Nam vào WTO.

 "Không chỉ có WTO mà trong BTA cũng yêu cầu Việt Nam cần hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ", ông Chiến phát biểu. Sở hữu trí tuệ liên quan đến nhiều vấn đề không chỉ có dân sự mà kinh tế, chính trị và xã hội... vì vậy hoạt động này không thể chỉ được đề cập trong bộ Luật Dân sự mà nó phải được xây dựng thành một luật riêng với các nội dung bao trùm và qui định chi tiết.

Và sao chép, không rõ ràng

Ông Paul Norris, luật sư Quốc tế của Baker & McKenzie. Ảnh: H.V.

Việt Nam đã tham gia các hiệp định và công ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ như Hiệp định TRIPS và Công ước Paris. Tuy nhiên, ông Paul A. Norris, luật sư của Baker & McKenzie, đánh giá:  những qui định văn bản pháp lý của Việt Nam khó bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

"Luật thiếu định nghĩa vì được sao chép từ các điều khoản của Hiệp định TRIPS và Công ước Paris nên không chi tiết và không rõ ràng" ông nhận định. Ông nói rằng những điều khoản không rõ ràng khiến mọi người ngầm hiểu là cấm. Bên cạnh đó tình trạng hối lộ và tham nhũng trong lĩnh vực này khiến cho việc thực thi không hiệu quả, chưa nói đến việc có nhiều cơ quan hành chính và việc xét xử của hệ thống tòa án về sở hữu trí tuệ còn kém.

Ông khẳng định rằng, việc không bảo đảm bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ông kể, một số công ty nước ngoài nhờ ông tư vấn về luật pháp trước khi họ quyết định đầu tư tại Việt Nam và họ luôn đặt câu hỏi với ông:  "Vấn đề bản quyền và bảo vệ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam như thế nào?" Dù luôn đặt câu hỏi như thế với luật sư của Baker & McKenzie nhưng các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã ít nhiều hiểu biết về thị trường Việt Nam, thị trường khá nhiều hàng giả, hàng nhái mà không thấy xử lý một cách triệt để từ cơ quan chức năng. Chỉ cần xem qua thị trường dược phẩm với nhãn hiệu Panadol, có 5 nhãn hiệu khác có kiểu dáng, tên gọi tương tự. Hoặc như nước suối Lavie, cũng có nhiều sản phẩm nhái.  

Nhiều khách hàng của Baker McKenzie, quan tâm đến Việt Nam và từ chối đầu tư vào Việt Nam cũng vì lo sợ hàng giả và vấn đề bảo hộ. Thay vào đó họ chọn Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia...

  • Minh Quang

 

 

 

 

 

 

 

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chưa thể khẳng định giá cả không tăng tiếp! (12/05/2004)
Giảm 50% thời gian nhờ thông quan tự động (11/05/2004)
Đến 2010: Xuất khẩu sẽ đạt 50-55 tỷ USD? (07/05/2004)
Vẫn còn 10 đơn vị chưa phân bổ vốn XDCB năm 2004 (07/05/2004)
Điện Biên - tiềm năng kinh tế chưa được khai phá (06/05/2004)
Kiểm soát chặt nhập khẩu gia cầm phía Tây Bắc,Tây Nam (05/05/2004)
Nhu cầu tiêu dùng nội địa của Việt Nam đang tăng mạnh (02/05/2004)
222 triệu USD nâng cấp đô thị Việt Nam (01/05/2004)
Trưng cầu ý kiến công chúng về Luật Thương mại sửa đổi (26/04/2004)
Việt Nam và năng lượng điện nguyên tử (24/04/2004)
Hội chứng tọa đàm (24/04/2004)
Sẽ ban hành hướng dẫn bù chênh lệch giá thép (23/04/2004)
2 tỉnh về đích sớm, 5 tỉnh sắp hoàn thành chỉ tiêu (22/04/2004)
TP.HCM huy động trên 6,3 tỷ đồng trái phiếu (15/04/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang