Buôn bán thuốc ngoại, ''một vốn bốn trăm lời''
14:03' 18/09/2003 (GMT+7)

Buôn bán một số loại thuốc lãi 390%.

Nhóm hàng dược phẩm có nguồn gốc từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia... có tỷ lệ lãi bình quân lên đến 120% so với giá gốc khi bán ra tại thị trường Việt Nam, cao nhất có mặt hàng lãi... 200-390%. Trong khi nhóm dược phẩm châu Âu, tỷ lệ lãi bình quân giữa giá vốn và giá bán ra là 15-30%.

Đây là các thông tin từ báo cáo đầy đủ của đợt thanh tra hồi tháng 4/2003 của Bộ Y tế về giá thuốc, nhưng chỉ mới được đưa ra tại hội nghị tập huấn thanh tra dược (diễn ra trong hai ngày 16 và 17/9 tại Hà Nội).

Thanh tra Bộ Y tế đã thống kê 20 mặt hàng do một công ty ở TP.HCM nhập ủy thác và kinh doanh tại Việt Nam có tỷ lệ lãi suất lên đến... 100-390%. Trong đó Seidon 2mg Hàn Quốc giá vốn 31.000 đồng, bán ra 142.000 đồng (lãi 382%), Lexemin 300mg Thái Lan vốn 85.000 đồng, bán ra 361.000 đồng (lãi 325,70%), Diabetmin 500mg Malaysia vốn 13.000 đồng, bán 66.000 đồng (lãi 390%)...

Tại khu vực điều trị, thanh tra Bộ Y tế cho biết do các công ty cung cấp thuốc đã tác động bằng nhiều cơ chế như khuyến mãi, thưởng theo doanh số, hoa hồng cao, mời thầy thuốc kê đơn đi nước ngoài... khiến giá thuốc tại bệnh viện thường bị đội cao hơn giá thuốc ngoài thị trường, lãi suất giữa giá vốn và giá bán nhiều loại thuốc tại bệnh viện cũng lên tới 150-200%.

Nguyên nhân của việc giá thuốc tại Việt Nam rất cao, theo đánh giá của thanh tra Bộ Y tế, bắt nguồn từ chính sách hạn chế hoặc ngưng cấp số đăng ký cho các dược phẩm tương tự của cơ quan quản lý y tế Việt Nam, từ đó các cơ quan nước ngoài đã triệt để khai thác, khống chế thị trường thuốc Việt Nam cả về mặt hàng, giá thuốc.

Trong khi đó, Việt Nam đã có gần 40 nhà máy dược phẩm hiện đại, đạt tiêu chuẩn Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP), song điều đáng lưu ý là cơ chế đấu thầu, gọi thầu cung cấp thuốc vào khu vực bệnh viện còn nhiều vấn đề đặt ra cần được làm rõ và có biện pháp chấn chỉnh.

Nhiều thuốc sản xuất trong nước cùng chủng loại, chất lượng đảm bảo, giá cả thấp hơn thuốc nước ngoài nhưng không được đưa vào bệnh viện. Đơn cử hai sản phẩm Cefotaxim và Trimazon của Xí nghiệp dược phẩm TW1 giá rất thấp, kinh tế hơn về ngày và chi phí điều trị nhưng vẫn thua thầu hai sản phẩm của Ba Lan giá đắt hơn 3-20 lần.

Tình trạng bức xúc hơn ở khu vực bệnh viện, các phòng khám, cơ sở chữa bệnh kỹ thuật cao, phòng khám tư nhân với phương thức hoạt động đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá thuốc và các quy định về hành nghề, về y đức. Tại đây, các bác sĩ còn dùng xảo thuật bóc vỏ bao bì, vỉ thuốc để giấu tên thuốc, giấu giá thuốc trên thị trường, buộc người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn về chủng loại, về giá thuốc, đưa giá thuốc lên rất cao mà người bệnh phải gánh chịu. Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn bị vi phạm nghiêm trọng tại khu vực này, kể cả lĩnh vực y đức trong sử dụng hợp lý, an toàn về thuốc.

Trước tình hình nói trên, một loạt biện pháp cụ thể đã được thanh tra Bộ Y tế đề xuất. Trong đó, để hạn chế độc quyền, nâng giá vô tội vạ, cần tạo điều kiện trong cấp số đăng ký và duyệt đơn hàng nhập khẩu để dược phẩm cùng loại có mặt hợp pháp trên thị trường. Trong từng thời điểm nhất định có thể cho phép nhập khẩu song hành.

Ngoài ra, thanh tra Bộ Y tế đề nghị Nhà nước nghiêm cấm và có các chế tài xử lý hành vi độc quyền, liên kết độc quyền dược phẩm. Đối với thuốc sản xuất trong nước, đảm bảo quyền tự định giá và cạnh tranh về giá trong khuôn khổ pháp luật. Nghiêm cấm hành vi bán phá giá để đảm bảo sự phát triển doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng.

(Theo Tuổi Trẻ)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Khởi công dự án kim loại màu lớn nhất nước (18/09/2003)
Doanh nhân Việt Nam gặp nạn tại Iraq (18/09/2003)
Cây hồ tiêu trước nguy cơ “vỡ” quy hoạch (17/09/2003)
Giá phân đạm tăng nhẹ (17/09/2003)
Hơn 100 câu hỏi trực tiếp với lãnh đạo TP.HCM (17/09/2003)
Các nước sông Mekong tăng cường hợp tác (17/09/2003)
Nông nghiệp ''ngoại thị' chèn lấn ''nội thị'' (17/09/2003)
Cần 12 tỷ USD cho giao thông vận tải TP.HCM (17/09/2003)
Giá dừa khô "nhảy" từng ngày (17/09/2003)
Hà Nội "thừa" gần 40.000 tỷ đồng vốn (17/09/2003)
Sẽ cần trên 1 triệu tấn muối công nghiệp (17/09/2003)
Đã có thể nhắn tin đa phương tiện qua điện thoại di động (16/09/2003)
Phải chấm dứt tình trạng đầu tư công trình "vì kế hoạch" (16/09/2003)
Đà Nẵng thu hút mạnh các dự án đầu tư vào KCN (16/09/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang