Xây dựng các tuyến du lịch quốc gia
18:54' 06/09/2003 (GMT+7)

Một góc vịnh Hạ Long.

Ngành du lịch dự kiến sẽ xây dựng 4 trung tâm liên hợp du lịch Hạ Long- Cát Bà ở miền Bắc, Lăng Cô-Non Nước-Bạch Mã-Cảnh Dương ; Văn Phong- Đại Lãnh ở miền Trung và Dankia-Suối Vàng ở tỉnh Lâm Đồng, nhằm liên kết khai thác tiềm năng du lịch của các địa phương trong cả nước.

Tổng cục Du lịch cũng có kế hoạch phát triển 17 điểm du lịch trọng điểm ở địa danh nổi tiếng gồm Sa Pa (Lào Cai); Ba Bể (Bắc Cạn); Cổ Loa (Hà Nội); Hương Sơn-Ba Vì-Suối Hai (Hà Tây); Tam Cốc-Bích Động (Ninh Bình); Kim Liên-Nam Đàn (Nghệ An); Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình); Đường mòn Hồ Chí Minh (Quảng Trị); Hội An-Mỹ Sơn (Quảng Nam); Phan Thiết-Mũi Né (Bình Thuận); Hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng); rừng Cần Giờ, rừng Sát (thành phố Hồ Chí Minh); Long Hải, Phước Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu); Phú Quốc (Kiên Giang) và rừng đước (Cà Mau).

Các kế hoạch phát triển này được đưa ra nhằm tạo chuyển biến mới, mạnh mẽ và bền vững trong ngành du lịch Việt Nam. Ngành dự định giới thiệu các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang đặc thù cho từng vùng và cả nước, trong đó sản phẩm du lịch đặc trưng của 3 vùng được xây dựng theo tiêu chí riêng: du lịch văn hóa, sinh thái kết hợp với tham quan, nghỉ dưỡng ở vùng Bắc Bộ; du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa thế giới ở miền Trung; và du lịch nghỉ dưỡng biển và leo núi, du lịch sông nước, sinh thái vùng châu thổ sông Cửu Long, Nam Trung bộ và Nam bộ.

Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sẽ được huy động từ vốn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn nước ngoài và nguồn lực trong dân.

Ngành du lịch sẽ tiếp tục tuyên truyền, quảng bá linh hoạt, phù hợp nhằm tiếp tục nâng cao hình ảnh Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế; tăng cường, củng cố và mở rộng hợp tác quốc tế song phương, đa phương với các tổ chức quốc tế trong khu vực và Tiểu vùng Mê Kông mở rộng. Ngoài việc thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC),  Việt Nam sẽ chú trọng phát triển và khai thác thị trường khách quốc tế tại các khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp và Mỹ.

8 tháng đầu năm 2003, Việt Nam đón hơn 1,42 triệu khách du lịch quốc tế, chỉ đạt hơn 81% lượng khách cùng kỳ năm trước, do ảnh hưởng của dịch SARS và hơn 9 triệu khách du lịch nội địa. Lượng khách du lịch quốc tế đang tăng lên, riêng trong tháng 8 đã có 193.390 khách quốc tế, tăng 26% so với tháng 7 là 26%, chủ yếu đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Mỹ. Công suất sử dụng phòng tại các khách sạn lớn tăng đáng kể, đạt mức trên 80%. Dự đoán, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng cuối năm sẽ đạt khoảng 800.000 người.

(Theo TTXVN)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đà Nẵng xây dựng trạm cấp gas LPG đầu tiên cho xe máy và ôtô (06/09/2003)
Tiền lương và hạnh phúc (06/09/2003)
Hà Nội công bố quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Cầu Giấy (06/09/2003)
PB Air tăng chuyến trên đường bay Bangkok - Đà Nẵng (06/09/2003)
TV, máy lạnh được sản xuất tại... chợ (06/09/2003)
Tư vấn công trình giao thông thiếu cả ''tài'' lẫn ''tâm''? (06/09/2003)
Đẩy mạnh bán trái phiếu đô thị TP.HCM ở phía Bắc (06/09/2003)
Larry Ellison - Người đe doạ thế độc quyền của Microsoft (06/09/2003)
''Lỗ hổng'' lớn trong hướng dẫn viên du lịch (06/09/2003)
Thay đổi cách nhìn về thương nhân (06/09/2003)
Vàng lên giá do chính sách duy trì đồng tiền yếu (06/09/2003)
ASEAN đạt được thoả thuận tiến gần một thị trường chung (05/09/2003)
Dự án đấu giá đất tại quận Thanh Xuân vẫn ách tắc (05/09/2003)
Việt Nam dự triển lãm hoa quốc tế tại Moscow (05/09/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang