Giảm giá để tăng khách
09:19' 31/08/2003 (GMT+7)

Air Asia vẫn ''cất cánh'' trong bối cảnh ảm đạm của ngành hàng không.

Trước năm 2002, cái tên Tony Fernandes không hề là nỗi ám ảnh cho bất kì nhà kinh doanh nào trong lĩnh vực vận tải hàng không châu Á. Nhưng nay, Tony Fernandes đã là Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị của hãng hàng không Air Asia (Malaysia). Với chiến lược giá rẻ và xu hướng quốc tế hoá, Air Asia đã không ngừng lớn mạnh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt..

Vào đầu tháng 8, hãng hàng không Air Asia đã giành được quyền cất cánh tại 3 sân bay quốc tế hàng đầu đó là hòn đảo du lịch Bali ở Indonesia, thành phố Phuket và thủ đô Bangkok ở Thái Lan. Bây giờ ông Fernandes đang tiến dần tới khả năng hoàn thành ước nguyện của mình là giới thiệu mô hình vận chuyển hàng không giá rẻ tới các nước khu vực Đông Nam Á.

Với kinh nghiệm kinh doanh hàng không quốc tế theo phong cách mới, Fernandes sẽ gây nhiều áp lực cho các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay ông đang xây dựng một trung tâm tại sân bay Senai tại bang Johor của Malaysia, nơi mà hành khách chỉ phải chi 2,4 USD để đi từ Singapore đến. Giá vé khứ hồi đến Bali là 118 USD so với giá 406 USD của hãng hàng không Singapore. Ông Fernandes nói thêm rằng giá vé đến Phuket có thể còn rẻ hơn rất nhiều. Ông cũng bày tỏ hy vọng sẽ sớm mở đường bay tới Ấn Độ.

Thách thức hiện nay với Fernandes là cải tổ ngành công nghiệp vận chuyển hàng không tại khu vực Đông Nam Á. Ngành hàng không Malaysia đã giảm giá vé nội địa xuống còn một nửa và ngành kinh doanh khách sạn cũng đang giảm giá mạnh trong một nỗ lực để có thể bù đắp những thiệt hại to lớn cho Air Asia. Thai Airways của Thái Lan và Cathay Pacific Airways của Hong Kong đang chịu tác động của việc mở rộng Air Asia mặc dù người phát ngôn của hai hãng này từ chối bình luận. Singapore Airline đang lập một kế hoạch để đối phó với những thay đổi trong ngành công nghiệp này, tất nhiên những kế hoạch chi tiết đã không được tiết lộ. Ông Lim Chin Beng, cựu Tổng giám đốc của Singapore Airline, đang xây dựng một hãng vận chuyển hàng không giá rẻ có tên ValuAir.

Ông Lew Roberts, một nhà phân tích hàng không của Hong Kong đã nói rằng: "Chỉ có một cách mà một hãng hàng không có thể áp đảo được các đối thủ là phải quốc tế hoá hãng mình".

Thành công của đầu tư mạo hiểm

Cho đến tận tháng 5/2000, Fernandes vẫn là giám đốc điều hành của hãng ghi âm Warner tại Malaysia. Khi tập đoàn Time Warner tuyên bố sẽ sáp nhập với America Online, Fernandes đã cảm thấy không hài lòng vì thế ông đã bán các cổ phiếu của mình ở đó và tìm cách đầu tư tiền vào nơi khác và Air Asia, một chi nhánh đang lâm vào tình trạng nợ nần thuộc tập đoàn Hicom, cũng là một con nợ lớn, đã lọt vào tầm ngắm của ông.

Lúc ấy chi nhánh này chỉ có đúng 2 chiếc máy bay và chỉ có đường bay tới 5 sân bay từ thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia. Nhưng Fernandes đã phát hiện ra những tiềm năng. Vì vậy ông đã liên kết một nhóm nhỏ các nhà đầu tư và đến tháng 12/2001 thì mua hãng hàng không này mặc dù ông tính toán hãng này đang nợ đến 11 triệu USD. Ông Manfred Kurz, giám đốc điều hành của Diethelm Travel Malaysia, một chi nhánh của hãng du lịch Đức đã nói rằng: "Tất cả mọi người đều cười nhạo họ và không có một ai nhìn nhận về họ một cách nghiêm túc. Thậm chí cho đến tận bây giờ vẫn còn có người giễu cợt họ''.

Ngày nay Air Asia đã có đến 18 máy bay Boeing 737 với hàng chục tuyến bay và giá vé một chiều rất thấp, chỉ vào khoảng 16 USD cho một chuyến bay từ Kuala Lumpur tới sân bay Penang, một mức giá còn rẻ hơn cả giá xe buýt. Air Asia đã giữ được mức giá rẻ như vậy vì hãng chỉ bán vé qua Internet và không phục vụ bữa ăn miễn phí trên máy bay. Fernandes đã ép bộ phận điều khiển dưới mặt đất phải rút ngắn thời gian cất cánh và hạ cánh đồng thời thương lượng với các kỹ sư máy làm thế nào để kéo dài thời gian sử dụng các phụ tùng máy bay. Wan Hasmar, kỹ sư trưởng của hãng đã có lần nói với Fernandes rằng những chiếc lốp trị giá 6.000 USD của chiếc Boeing 737 sẽ có thể sử dụng được lâu hơn nếu các phi công cho máy bay hạ thấp độ cao khi tiếp đất. Fernandes lập tức ra lệnh cho các phi công phải bay thấp. Giờ đây những chiếc lốp này đã sử dụng được đến 180 lần so với con số trước kia chỉ là 70 lần.

Những thay đổi như vậy đã tạo ra lợi nhuận. Hãng này dự định sẽ phát hành lượng trái phiếu trị giá 39 triệu USD và trong tháng 6 hãng cũng đã bán 26% cổ phần tương đương với 26 triệu USD cho 3 nhà đầu tư. Ông David Hund, giám đốc quỹ Crestent Venture Partner có trụ sở tại thành phố New York đồng thời là nhà đầu tư mới đã nói rằng: "Air Asia là một trong những hãng kinh doanh năng động nhất, thu hút được nhiều nhà đầu tư." Mục tiêu tiếp theo của ông Fernandes là niêm yết được tên hãng trên thị trường chứng khoán. Với mạng lưới chuyến bay quốc tế ngày càng tăng và với tham vọng của Fernandes thì cổ phiếu của Air Asia sẽ chẳng mấy chốc mà lên như diều gặp gió.

(Hồng Hạnh - Theo Businessweek)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thêm 7 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp Đà Nẵng (30/08/2003)
Dành nhiều ưu ái cho DN vừa và nhỏ (30/08/2003)
Kiểm toán Nhà nước nên trực thuộc Quốc hội (30/08/2003)
200 DN Trung Quốc sẽ triển lãm sản phẩm tại TP.HCM (30/08/2003)
Chưa khắc phục được đầu tư phân tán, dàn trải (30/08/2003)
Người bệnh ở nước nghèo chờ thuốc giá rẻ (30/08/2003)
Quy định đảm bảo bí mật trong thông tin thương mại (30/08/2003)
Không ngăn chặn được ''chảy máu'' ngoại tệ (30/08/2003)
''Quá ít DN đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài'' (30/08/2003)
Giao hạn ngạch dệt may theo tiêu chuẩn hàng tồn (30/08/2003)
Không được bán thép dưới giá thành (30/08/2003)
DN Việt Nam mua lại nhãn hiệu Tobicom (29/08/2003)
Đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất gạch Rubistone (29/08/2003)
Việt Nam đang phải đối mặt với hoạt động kinh doanh ''ngầm'' (29/08/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang