Trái phiếu đô thị ''giữ nhiệt'' cho thị trường tín dụng
14:17' 26/08/2003 (GMT+7)
Thị trường chứng khoán không hấp dẫn bằng mua trái phiếu và gửi tiền vào ngân hàng.

Mặc dù 1/9 trái phiếu đô thị do UBND TP.HCM phát hành đợt đầu tiên mới chính thức được bán ra, song số lượng trái phiếu đăng ký mua đã vượt qua con số dự kiến do lãi suất hấp dẫn. Tuy nhiên, lãi suất cao của loại trái phiếu này đã góp phần ''giữ nhiệt'' cho thị trường tín dụng vốn đã quá ''nóng'', riêng phần trả lãi trái phiếu cũng là một gánh nặng.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Quỹ Đầu tư và Phát triển đô thị TP.HCM (HIFU) - đơn vị được thành phố giao nhiệm vụ triển khai đợt phát hành này - đến này 22/8, đã có trên 1.500 tỷ đồng trái phiếu được đăng ký mua (tăng 300 tỷ đồng so với số lượng dự kiến phát hành), trong đo, đối tượng đăng ký mua nhiều nhất là các ngân hàng thương mại.

Giới phân tích thị trường cho rằng, có hai lý do chính khiến trái phiếu đô thị (TPĐT) trở nên hấp dẫn với nguời mua. Thứ nhất, trái phiếu này có độ an toàn cao do chủ thể phát hành là UBND TP.HCM. Thứ hai, lãi suất của trái phiếu ( 8,52% đối với trái phiếu có kỳ hạn 2 năm và 9% với trái phiếu có kỳ hạn 5 năm) là hấp dẫn, cao hơn lãi suất trái phiếu chính phủ và ngang bằng lãi suất ngân hàng. Nếu số lượng mua thực tế như số lượng đã đăng ký thì kết quả của đợt phát hành TPĐT lần này, theo đơn vị phát hành, là ngoài sự mong đợi. Tuy nhiên, xét về lợi ích tổng thể nền kinh tế, việc đưa ra lãi suất cao để thu hút người mua như trong đợt phát hành lần này lại là vấn đề cần bàn.

Về cơ bản, lãi suất TPĐT cao sẽ làm tăng lãi suất trên thị trường tiền tệ, hiện khá ''nóng''. Một khi lãi suất tăng sẽ đẩy chi phí sản xuất của các doanh nghiệp (những người trực tiếp đi vay tiền ngân hàng để phục vụ cho các dự án đầu tư sản xuất) lên cao, gián tiếp ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của nền kinh tế. Đó là chưa kể việc lãi suất trái phiếu cao sẽ làm tăng chi phí phát hành trái phiếu mà ngân sách thành phố phải gánh chịu. Theo phương án phát hành, để huy động được 2.000 tỷ trái phiếu trong năm nay, ngân sách thành phố sẽ bỏ ra hơn 800 tỷ đồng để trả lãi cho cả đợt phát hành, chiếm 40% vốn huy động. Với chi phí cao như vậy, ngân sách thành phố sẽ phải ''oằn mình'' để trả nợ. Nếu đến kỳ hạn thanh toán không đủ lại phải phát hành đợt mới, chi phí cứ thế đội lên.

Một vấn đề khác cũng cần nêu lên ở đây là việc các ngân hàng thương mại sử dụng vốn huy động để mua trái phiếu. Theo các chuyên gia, đây là một nghịch lý, bởi lẽ trong bối cảnh các doanh nghiệp tư nhân đang thiếu vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, thì ngân hàng lại đưa vốn vào đầu tư trái phiếu. Trong khi đó, so với yêu cầu phát triển, hệ thông ngân hàng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của kinh tế, nhất là vốn trung và dài hạn. Bằng chứng là do không đủ tiền cho vay, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn trong gần một năm trở lại đây.

Mặ dù mới đây, Ngân hàng Ngoại thương (chi nhánh TP.HCM) đã bắt đầu giảm lãi suất huy động tiết kiệm với mức bình quân 0,02% ở các kỳ hạn, nhưng nhìn chung chưa kể khẳng định rằng, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại sẽ giảm trong một tương lai gần (cấc ngân hàng vẫn đang duy trì các hình thức huy động kỳ phiếu và trái phiếu có lãi suất cao hơn 0,02-0,04% so với lãi suất tiết kiệm). Trước tình trạng này, các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu tiếp tục duy trì chính sách lãi suất cao thì sẽ tạo ra một gánh nặng cho nền kinh tế, đặc biệt cho các đơn vị vay vốn sản xuất. Đối với thị trường chứng khoán (TTCK), nếu các ngân hàng cứ tiếp tục đẩy lãi suất lên thì không còn cơ may nào cho thị trường này phát triển, vì không có công ty niêm yết nào có tổ chức chạy đua được với lãi suất ngân hàng.

Ở các nước, để đối phó với sự suy thoái của TTCK xuống dốc, Cục Dự trữ liên bang (FED) liên tục hạ lãi suất, nhằm tránh tình trạng người dân bán tháo chứng khoán rút tiền gửi ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua thì ngược lại. Giá chứng khoán cứ giảm, các ngân hàng thương mại, dù lớn hay nhỏ, cứ đua nhau tăng lãi suất. Việc thiếu một cơ chế điều hành tiền tệ hữu hiệu, linh hoạt và thống nhất là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho TTCK Việt Nam kém sôi động như thời gian qua.

Trở lại việc phát hành TPĐT TP.HCM, theo các chuyên gia, chủ thể phát hành cẩn thận trọng trong việc xác định lãi suất. Cũng như trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị có độ an toàn cao nên lãi suất phải thấp hơn các loại trái phiếu khác. Theo đó, nếu chỉ dựa vào chủ quan của một vài đơn vị để áp đặt lãi suất là không ổn, mà cách tốt nhất là nên phát hành trái phiếu thông qua đấu giá. Có như vậy, đợt phát hành mới thành công trọn vẹn, giúp chủ thể phát hành tránh được áp lực về lãi suất.

(Theo Đầu tư Chứng Khoán)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Vòng 4 Hiệp định Hàng không Việt-Mỹ diễn ra vào tháng 10 (26/08/2003)
Thông qua Luật Hàng hải sửa đổi vào cuối năm 2004? (26/08/2003)
Bước ngoặt về phát triển Internet tại Việt Nam (26/08/2003)
Kinh doanh xăng dầu sẽ không được bù lỗ (25/08/2003)
Hai ngày, đạt 60 tỷ đồng đấu giá đất ở Đền Lừ 2 (25/08/2003)
Thanh toán không dùng tiền mặt phải trả thêm phí? (25/08/2003)
Giá tiêu dùng tháng 8 tiếp tục giảm (25/08/2003)
Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm mạnh (25/08/2003)
Máy bay ''made in Vietnam'' cất cánh (25/08/2003)
Thuỷ sản "sạch" - yêu cầu số 1 để vào thị trường EU (25/08/2003)
Việt Nam sở hữu chiếc Boeing đầu tiên (25/08/2003)
Việt Nam sở hữu chiếc Boeing đầu tiên (25/08/2003)
Cơ hội nhận tài trợ không hoàn lại (25/08/2003)
Việt Nam bị động trong nuôi trồng thuỷ sản bền vững (25/08/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang