Bước ngoặt về phát triển Internet tại Việt Nam
10:19' 26/08/2003 (GMT+7)

 

Nhiều thành phần kinh tế ở Việt nam được cung cấp dịch vụ Internet.

(VietNamNet) - Sau 2 năm ban hành Nghị định 55 (ngày 23/8/2001 - 23/8/2003), thị trường Internet Việt Nam đã trở nên sôi động với nhiều nhà cung cấp và nhiều loại hình dịch vụ Internet. Để có sự sôi động đó phải kể đến tính ''mở'' của Nghị định 55 trong việc cho phép nhiều thành phần doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực Internet.

Xã hội hoá Internet

Theo nhận định của Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính viễn thông, Mai Liêm Trực, việc ban hành Nghị định 55 đã tạo ra bước ngoặt về phát triển Internet tại Việt Nam. Sau 2 năm ban hành Nghị định 55 có thể thấy, mạng lưới Internet đã phát triển rất nhanh. Đến nay dung lượng đường truyền Internet tại Việt Nam đã đạt 360Mbps so với dung lượng 10Mbps năm 2000. Tất cả các hệ thống cáp quang đã được hiện đại hoá. Nhiều loại hình  dịch vụ truy cập Internet đã được đưa vào sử dụng như: ISDN, ADSL...

Với tinh thần phát huy mọi nguồn lực trong xã hội, Nghị định 55 đã cho phép nhiều thành phần doanh nghiệp được tham gia cung cấp dịch vụ Internet. Hiện đã có 5 IXP so với trước khi ban hành Nghị định 55 chỉ có một doanh nghiệp duy nhất cung cấp cổng kết nối quốc tế (IXP) đó là VDC. Hiện tại đã có 13 ISP, so với 5 ISP trước đó. Cũng sau Nghị định 55, đã có thêm loại hình doanh nghiệp mới, nhà cung cấp các dịch vụ ứng dụng trên Internet (OSP). Hiện có khoảng 10 OSP được cấp phép. Việc này cũng mang đến nhiều ứng dụng trên Internet: như giao dịch điện tử, quảng cáo qua mạng, nộp thuế qua mạng, học qua mạng, xem điểm thi trên mạng được phát triển nhanh. Cũng từ đó, các tầng lớp người dân trong xã hội, đặc biệt là học sinh, sinh viên có thể sử dụng Internet như một môi trường thông tin liên lạc, tra cứu tài liệu, học hành. Báo điện tử cũng phát huy được thế mạnh. Ngày càng có nhiều người truy cập vào các báo điện tử.

Nghị định 55 ra đời cũng khởi nguồn cho một cuộc xã hội hoá Internet một cách sâu rộng, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, phát huy được nội lực sẵn có tham gia vào thị trường Internet. Đã có hàng ngàn đại lý Internet. Điều này, không chỉ góp phần tăng lượng người sử dụng lên 1,5 triệu người so với khoảng 300.000 người năm 2000, mà còn giúp một lượng người có thêm công ăn việc làm, có thêm thu nhập. Cũng từ đó, người dân, có cơ hội được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến thông qua Internet. Bên cạnh đó việc cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia, tăng sức cạnh tranh thông qua việc giảm giá thành, đưa ra các loại hình dịch vụ mới phong phú.

Đặc biệt, Nghị định 55 còn là tiền đề thúc đẩy việc ứng dụng Internet trong môi trường làm việc của hệ thống các cơ quản Chính phủ, các nghành, các cấp từ trung ương đến địa phương. Một số các chính sách quản lý nhà nước cũng đã được phổ biến qua Internet, và thực hiện qua môi trường Internet. Đó cũng là bước đệm để triển khai e-government tại Việt Nam. 

Còn nhiều hạn chế

So với Nghị định 21, quy định tạm thời về Internet được ban hành năm 97 (quản lý tới đâu mở tới đó), thì Nghị định 55 đã có những bước tiến rõ nét, yêu cầu Năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển, nhưng, thực tế triển khai Nghị định 55 đã xuất hiện một số điểm hạn chế. Theo nhận xét của nhiều người, Năng lực quản lý hiện vẫn chưa theo kịp sự phát triển. Về điểm này, Thứ trưởng Mai Liêm Trực thừa nhận, trong một số lĩnh vực, tư duy quản lý vẫn chưa theo kịp sự phát triển hay nói cách khác, từ đó dẫn đến việc cân nhắc và lừng chừng trong vấn đề triển khai dịch vụ Internet.

Thứ trưởng Mai Liêm Trực cũng cho biết, những khó khăn trong việc thực thi Nghị định 55 đó là mật độ sử dụng Internet ở Việt Nam mới chỉ đạt gần 2%, thấp so với các nước trong khu vực. Mật độ thấp cùng với nhận thức cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả Internet trong các hoạt động sản xuất, trong hoạt động quản lý, cung cấp thông tin, thương mại điện tử... Chẳng hạn, muốn có chính phủ điện tử thì phải có công dân điện tử.. Ngoài ra, những vấn đề về an ninh, an toàn mạng lưới, hacker, virus, nội dung thông tin không lành mạnh cũng là lý do gia tăng sự lo ngại trong xã hội, tăng lo ngại cho các nhà quản lý. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, các cơ quan từ trung ương đến địa phương vẫn chưa tốt cũng là một hạn chế trong việc phát triển Internet tại Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Mai Liêm Trực, để khắc phục tình trạng này trước hết phải nâng cao nhận thức chung của toàn xã hội. Giúp họ nhận thức được lợi ích của Internet khi đưa vào toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, giáo dục đào tạo, quản lý, báo chí. Cụ thể, có thể đào tạo cho đội ngũ giáo viên trong trường phổ thông về hiệu quả và những ứng dụng của Internet nhằm phổ biến cho học sinh ngay trong trường phổ thông. 

Ngoài ra, cần tạo những điều kiện mở rộng khả năng kết nối Internet cho các trường học, bệnh viện, vùng nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa nhằm cung cấp nội dung thông tin trên Internet: như nội dung thông tin tiếng Việt. Thiết lập các cơ chế giảm giá thành sử dụng.  Phát huy những vấn đề nghiên cứu nhằm đảm bảo an toàn mạng lưới, tăng niềm tin cho người sử dụng. Ngoài ra, cần ban hành một số quy định về mặt pháp lý: luật lệ về chữ ký số, luật lệ về thương mại điện tử nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho các phát triển các ứng trên Internet. Để làm được tất cả những điều đó cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp từ trung ương tới địa phương.

  • Ngọc Lý  
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Kinh doanh xăng dầu sẽ không được bù lỗ (25/08/2003)
Hai ngày, đạt 60 tỷ đồng đấu giá đất ở Đền Lừ 2 (25/08/2003)
Thanh toán không dùng tiền mặt phải trả thêm phí? (25/08/2003)
Giá tiêu dùng tháng 8 tiếp tục giảm (25/08/2003)
Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm mạnh (25/08/2003)
Máy bay ''made in Vietnam'' cất cánh (25/08/2003)
Thuỷ sản "sạch" - yêu cầu số 1 để vào thị trường EU (25/08/2003)
Việt Nam sở hữu chiếc Boeing đầu tiên (25/08/2003)
Việt Nam sở hữu chiếc Boeing đầu tiên (25/08/2003)
Cơ hội nhận tài trợ không hoàn lại (25/08/2003)
Việt Nam bị động trong nuôi trồng thuỷ sản bền vững (25/08/2003)
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhẹ (24/08/2003)
Giá cá tra, basa nội địa quá cao (24/08/2003)
“Sẽ triển khai đấu thầu các tuyến xe buýt mới mở” (24/08/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang