Chống hàng giả bằng quyền sở hữu công nghiệp
14:56' 06/08/2003 (GMT+7)
Mới có khoảng 300 DN Việt Nam đăng ký Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại nước ngoài.

(VietNamNet) - ''Khi DN đã được chứng nhận sở hữu công nghiệp thì thương hiệu của họ sẽ được bảo vệ trước hàng giả bởi các cơ quan: Toà án, Hải quan, Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế và Thanh tra Khoa học, Công nghệ''. Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đỗ Thượng Ngãi khẳng định như vậy trong Hội nghị ''Thương hiệu hàng Việt Nam'' sáng nay (6/8) tại Hà Nội.

Mặt khác, cũng theo Ông Đỗ Thượng Ngãi, ''nếu có 2 chủ thể trở lên cùng nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá với cùng một dấu hiệu dùng cho sản phẩm, dịch vụ thì văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn sớm nhất''.

Nhưng theo ông Ngãi, cho đến nay, số DN Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp chưa nhiều. Trong số các DN đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam, chỉ có 1/5 là DN trong nước. Cho tới nay, cũng chỉ có khoảng 300 nhãn hiệu Việt Nam đăng ký ra nước ngoài, chủ yếu là ở Mỹ.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyển sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu  hàng hoá, Quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa và quyền sở hữu với các đối tượng khác do pháp luật quy định.

(Điều 780, Bộ Luật Dân sự)

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển theo xu thế toàn cầu hoá, sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Các DN không chỉ phải cạnh tranh với các DN trong nước mà còn phải cạnh tranh với các DN nước ngoài. Mặt khác, rất nhiều hãng, cơ sở sản xuất, kinh doanh làm giả, nhái, bắt chước các sản phẩm đã được người tiêu dùng tín nhiệm, ưa chuộng để thu được lợi nhuận một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhất. Công nghệ càng phát triển thì việc sản xuất hàng giả càng trở nên tinh xảo hơn, quy mô hơn. Để bảo vệ thương hiệu của mình, DN không có biện pháp hữu hiệu nào hơn là tiến hành đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu hàng hoá nói riêng.

Ông Ngãi cũng đưa ra 2 cách giúp DN có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình tại nước ngoài:

Cách thứ nhất là DN nộp đơn đăng ký theo thoả ước Madrid (thoả uớc về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực từ năm 1891 và Việt Nam tham gia từ năm 1949). Ưu điểm của cách này là DN sau khi đăng ký nhãn hiệu với Cơ quan xuất xứ (Cục Sở hữu Công nghiệp), chỉ cần nộp đơn bằng một thứ ngôn ngữ (tiếng Pháp) cho một cơ quan và chỉ phải nộp các khoản phí cho một cơ quan.

Cách thứ hai là DN nộp đơn đăng ký trực tiếp với Cơ quan quản lý nhãn hiệu của nước DN định đưa hàng hoá vào. Hiện nay, đa số các nước đều có Luật Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá.

Thương hiệu:

- Là nhãn hiệu hàng hoá như: cà phê Trung Nguyên, sữa Vinamilk...
- Là tên gọi xuất xứ hàng hoá như: nước mắm Phú Quốc, chè Tân Cương...
- Tên thương mại như: Petro Vietnam, VNPT...
- Là một hoặc toàn bộ các đối tượng trên cùng với các yếu tố khác như khi nói ''xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam''.

(Phó Tổng Thư ký VCCI Đỗ Thượng Ngãi)

  • Phương Thanh
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
TP.HCM cấm kinh doanh nông sản, thực phẩm trên nhiều tuyến đường (06/08/2003)
17.000 USD mua... lối đi chung ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng? (06/08/2003)
Tàng trữ, lưu hành tiền giả và một bản án 21,5 năm tù (06/08/2003)
Giá hạt tiêu tăng cao, nông dân vẫn găm hàng (06/08/2003)
Việt Nam tiếp tục xuất khẩu điện qua Lào (06/08/2003)
6 DN thuỷ sản được phục hồi xuất khẩu vào EU (06/08/2003)
Nối lại tuyến du lịch biển Việt Nam - Trung Quốc (06/08/2003)
Du khách đến Ngũ Hành Sơn tăng đột biến (06/08/2003)
Giám đốc bị khởi tố được 7 tháng mới thông báo cho nhà đầu tư! (05/08/2003)
"Mục tiêu cánh đồng 50 triệu và hộ thu nhập 50 triệu/năm còn thấp" (05/08/2003)
Tìm giải pháp hạ giá đường (05/08/2003)
''Cần tăng hàng hoá hấp dẫn cho TTCK'' (05/08/2003)
Đã quy định cụ thể cả mức phí trông xe (05/08/2003)
Hợp đồng tiêu thụ lúa lớn nhất ở An Giang (05/08/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang