Sau 1 tháng Việt Nam thực hiện AFTA:
Bánh kẹo nội ''tự tin'' hội nhập
11:28' 30/07/2003 (GMT+7)
Thị trường bánh kẹo vẫn bình ổn.

(VietNamNet) - Sau 1 tháng Việt Nam bước vào AFTA, giá cả các mặt hàng bánh kẹo không có nhiều biến động, sự lựa chọn của người tiêu dùng đối với sản phẩm ''made in Vietnam'' cũng không thay đổi. Các nhà sản xuất trong nước phần lớn đều tự tin vì chất lượng, hình thức tốt cũng như lợi thế cạnh tranh về giá thành của mình nên không có chiến lược hạ giá sản phẩm mà đi theo hướng đa dạng hoá mặt hàng, mẫu mã.

Tại hầu hết các chợ và cửa hàng bánh kẹo, bách hoá, các nhãn hiệu Kinh Đô, Bibica (Biên Hoà), Hải Hà, Hải Châu, Hữu Nghị...  vẫn là những mặt hàng được ''ưu tiên'' trưng bày. Đây cũng là sự lựa chọn của đa số người mua.

Bibica với các sản phẩm Hilary, Emily, Diamond, Creamy... với giá cả phải chăng (dưới 30.000 đồng/hộp), hình thức đẹp, thích hợp cho việc mang đi biếu và vừa túi tiền. Hải Hà với các loại Orange, Sonata, Time... giá từ 10.000 - 30.000 đồng được đông đảo người mua lựa chọn. Kinh Đô sớm bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng nên ngay từ đầu năm đã tung ra sản phẩm bánh Marie mới chứa DHA. Ngoài ra, Kinh Đô cũng chiếm ưu thế với loại bánh gói nhỏ khẩu vị mới, dễ mua như Marie nhỏ giá 4.000 đồng, Healthy giá 7.000 đồng.

Theo các chủ cửa hàng bánh kẹo tại phố Hàng Buồm, các mặt hàng có nguồn gốc ASEAN nhập khẩu chưa nhiều. Hiện, xuất hiện nhiều nhất trên thị trường vẫn là bánh kẹo Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Bánh kẹo Thái Lan ngoài những sản phẩm quen thuộc như kẹo xốp cam, dâu, kẹo cafe; mới đây còn có bánh Homey với gói nhỏ, giá chỉ trên 5.000 đồng/gói. Indonesia với bánh kẹo hiệu Mayora Indah. Malaysia ngoài các mặt hàng ''truyền thống'' như bánh Danish (giá 30.000 đồng), bánh Apollo (giá 32.000 đồng), Sunny (giá 40.000 đồng) mới đây cũng tung vào thị trường Việt Nam các mặt hàng khá vừa túi tiền người Việt Nam như bánh Dollie hương điều, hương cốm giá chỉ 18.000 đồng, bánh mặn Beras giá 8.500 đồng.

Chị Trương Thị Yến, Chủ cửa hàng 102 Hàng Buồm cho biết: ''Thị trường bánh kẹo vẫn rất ổn định, các mặt hàng từ ASEAN chưa kịp về nhiều. Hầu hết người Việt Nam vẫn ưa chuộng hàng trong nước vì giá cả phải chăng, khẩu vị phù hợp và hình thức cũng đẹp không kém gì hàng ngoại nhập''.

Tại các siêu thị lớn như Fivimart, Intimex, VKO, Starbowl, Marko..., ngoài các mặt hàng bánh kẹo trong nước thì chiếm ưu thế không phải là bánh kẹo xuất xứ ASEAN mà lại là các mặt hàng từ châu Âu như Đức, Pháp, Bỉ...

Với mặt hàng chocolate, hàng Việt Nam vẫn còn kém ưu thế cả về chất lượng lẫn hình thức. Hầu hết khách hàng khi chọn mặt hàng chocolate đều tìm đến với các nhãn  hiệu nước ngoài, vừa tiền thì là chocolate của Malaysia, Singapore với giá 100.000 đồng trở xuống. Nếu khách hàng có nhu cầu ''xịn'' hơn thì có thể tìm đến chocolate của các nước Châu Âu như Guylian, Royals, Ducd'O (Bỉ), Century (Nga), Wawel (Phần Lan), Cherish (Thuỵ Sỹ)... với giá trung bình trên 100.000 đồng. Theo nhận định của nhiều người tiêu dùng thì sản phẩm chocolate ''made in Vietnam'' còn nặng về đường, vị không đặc trưng và hình thức thì còn thua xa chocolate nước ngoài.

Chị Thanh Hà, chủ cửa hàng bách hoá Hoàn Hà - 76 Khâm Thiên cho biết: ''Khách hàng mua bánh kẹo cho gia đình thì hầu hết đều chọn sản phẩm nội nhưng khi mua đi biếu thì nhiều người ưng ý với sản phẩm ngoại hơn vì hình thức thường đẹp và tạo cảm giác sang trọng hơn nhưng theo tôi nhiều mẫu mã bánh kẹo trong nước cũng đẹp và ngon không kém. ''Sang'' hay không cũng chỉ là tâm lý của người tiêu dùng hiện nay thôi. Mua hàng Việt Nam vừa kinh tế mà khẩu vị lại phù hợp với người Việt hơn''.

  • Thanh Trang
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Trung Quốc đề nghị Mỹ không áp đặt thuế quan với hàng dệt (30/07/2003)
Đàm phán thương mại toàn cầu vẫn bế tắc (30/07/2003)
Đà Nẵng đã có DN đầu tiên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con (30/07/2003)
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Quảng Nam tăng 211% (30/07/2003)
Châu Á thu hút khách du lịch Việt Nam (29/07/2003)
Năm vướng mắc ngoài tầm tay của doanh nghiệp (29/07/2003)
Công khai giá dược phẩm từ 1/10 (29/07/2003)
Khu kinh tế mở Chu Lai thu hút nhiều dự án du lịch (29/07/2003)
Cá tới hồi kết, tôm lại mở đầu cuộc đấu pháp lý mới? (28/07/2003)
Các doanh nghiệp EU bị tác động bởi đồng EURO lên giá (28/07/2003)
Đà Nẵng khởi công khu du lịch Bến Thành - Non Nước (28/07/2003)
Sản xuất công nghiệp TP.HCM đang chững lại (28/07/2003)
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng tăng nhanh (28/07/2003)
EU khởi động cuộc chiến thương hiệu (28/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang