Đàm phán thương mại toàn cầu vẫn bế tắc
08:08' 30/07/2003 (GMT+7)
Cảnh sát hy vọng rằng sẽ không xảy ra bạo động như tại hội nghị Seattle.

Các Bộ trưởng Thương mại của 25 quốc gia thành viên WTO đang tham dự một cuộc họp kéo dài 3 ngày được tổ chức tại thành phố Montreal, Canada với nỗ lực nhằm làm dịu bớt những làn sóng phản đối xung quanh các kế hoạch cải tổ thương mại. Nhưng nhiều người đã tập trung trước toà nhà hội nghị để biểu tình phản đối.

Hơn 200 người đấu tranh chống lại nguy cơ nghèo hoá của các nước đang phát triển đã tụ tập bên ngoài toà nhà tổ chức hội nghị được bảo vệ chặt chẽ bởi các nhóm cảnh sát chống bạo động, để phản đối cuộc họp này. Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ gần 100 người trong đám biểu tình khi họ đang đập phá một số cửa hàng gần đó.

Một số người biểu tình đã tấn công vào các chi nhánh của hãng may mặc Gap và nhà sản xuất fast food Burger King, hai hãng này đang bị buộc tội là bóc lột sức lao động của công nhân và bóp chết các ngành sản xuất tại các nước nghèo thông qua thương mại bất bình đẳng.

Bộ trưởng Thương mại Canada Pierre Pettigrew đã gọi cuộc họp này, được tổ chức trước thềm hội nghị của WTO dự kiến diễn ra tại thành phố Cancun, Mexico vào tháng 9 tới, là một sai lầm nghiêm trọng. 

Nhiệm vụ của hội nghị WTO sắp tới tại Mexico là phải quy tụ tất cả các Bộ trưởng Thương mại của 146 quốc gia thành viên vào trong một bàn đàm phán về tự do hoá thương mại. Tuy nhiên, những bất đồng sâu sắc vẫn còn tồn tại trong hầu hết các chủ đề chính của lịch trình đặt ra.

Hạn chót dành cho WTO đã qua, song vẫn chưa có giải pháp được đưa ra cho hội nghị tại Cancun để có thể giải quyết được hai vấn đề đang tranh cãi nhất là trợ cấp nông nghiệp và dược phẩm với giá rẻ cho các nước nghèo.

Hôm thứ hai (28/7), Chủ tịch WTO Supachai Panichpakdi đã lên tiếng yêu cầu các Bộ trưởng Thương mại hãy tỏ ra năng động hơn. Ông nói:" Chúng tôi yêu cầu các quốc gia thành viên sẵn sàng để cho các cuộc đàm phán thương lượng".

Hiện vẫn chưa có tiến triển mấy trong kế hoạch cải cách trợ cấp nông nghiệp của WTO do Hoa Kỳ, EU và các nước đang phát triển đều có những lý do khác nhau để phản đối các kế hoạch dự thảo.

Chủ tịch Uỷ ban về nông nghiệp của WTO Stuart Harbison đã đề xuất cắt giảm 60% các khoản trợ cấp nông nghiệp trong vòng 5 năm. Các nhà đàm phán Hoa Kỳ cho rằng ý tưởng này sẽ chỉ có lợi cho EU, trong khi EU thì cứ luôn miệng chỉ trích về khoản cắt giảm quá nặng nề này. Các nhà phân tích đánh giá kể từ khi thực hiện cải tổ ngành nông nghiệp, vị thế của EU đã được củng cố hơn nhiều.

Các nước đang phát triển khẳng định kế hoạch của ông Harbison không đủ khả năng để ngăn chặn các nước công nghiệp bán phá giá các mặt hàng nông sản và tiêu diệt thị phần của các nước nghèo.

Ngày 28/7, Uỷ viên hội đồng Pascal Lamy đã phải tổ chức một cuộc họp với Đại diện thương mại Hoa Kỳ Rorbert Zoellick tại Montreal để tiếp tục cuộc đàm phán hôm chủ nhật giữa ông Zoellick và Bộ trưởng Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ Ann Veneman với Uỷ viên hội đồng của EU về nông nghiệp Franz Fischer.

Thời hạn quy định để đạt được một thoả thuận về các vấn đề thương mại và nông nghiệp đã kết thúc vào tháng 3 vừa qua. Còn hạn chót cho việc sửa đổi các hiệp ước nhằm cho phép các nước nghèo nhập khẩu các mẫu thuốc với giá rẻ, đặc biệt là cho mục đích chữa trị căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS cũng đã không thể thực hiện được.

Hội nghị Cancun sẽ phải xem xét lại toàn bộ tiến trình đàm phán kể từ hội nghị Bộ trưởng toàn cầu của WTO tổ chức tại Doha năm 2001.

WTO cũng đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2004 phải kết thúc được các cuộc đàm phán đã bắt đầu tại hội nghị Doha. 

Cảnh sát tại Montreal đã chuẩn bị rất chu đáo trước khi cuộc họp diễn ra tại đây  vì đây là lần đầu tiên một hội nghị do WTO tổ chức được diễn ra tại Bắc Mỹ  kể từ sau vụ bạo động tại hội nghị Seattle năm 1999.

(Hoàng Tuân - Theo BBC)

 

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đà Nẵng đã có DN đầu tiên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con (30/07/2003)
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Quảng Nam tăng 211% (30/07/2003)
Châu Á thu hút khách du lịch Việt Nam (29/07/2003)
Năm vướng mắc ngoài tầm tay của doanh nghiệp (29/07/2003)
Công khai giá dược phẩm từ 1/10 (29/07/2003)
Khu kinh tế mở Chu Lai thu hút nhiều dự án du lịch (29/07/2003)
Cá tới hồi kết, tôm lại mở đầu cuộc đấu pháp lý mới? (28/07/2003)
Các doanh nghiệp EU bị tác động bởi đồng EURO lên giá (28/07/2003)
Đà Nẵng khởi công khu du lịch Bến Thành - Non Nước (28/07/2003)
Sản xuất công nghiệp TP.HCM đang chững lại (28/07/2003)
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng tăng nhanh (28/07/2003)
EU khởi động cuộc chiến thương hiệu (28/07/2003)
Xây dựng trung tâm huấn luyện nghề cá miền Trung (28/07/2003)
Giá vàng đang nhích lên (28/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang