WTO buộc Nhật Bản dỡ bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu táo Mỹ
18:26' 17/07/2003 (GMT+7)

Kim ngạch xuất khẩu táo của Mỹ đạt gần 400 triệu USD/năm.

(VietNamNet) - ''Thất bại'' sau khi biện pháp áp đặt hàng rào thuế quan đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu vào Mỹ từ đầu năm 2002 bị WTO cho là trái với các các quy định của GATT 1994 và Hiệp định về các biện pháp bảo vệ, Mỹ đã ''thành công'' trong một vụ kiện khác trước WTO liên quan đến việc hạn chế nhập khẩu táo của Mỹ vào thị trường Nhật Bản.

Ngày 15/7/2003, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã ra phán quyết khẳng định các biện pháp mà Nhật Bản áp dụng nhằm hạn chế nhập khẩu táo từ Mỹ là trái với các quy định của WTO tại Hiệp định của WTO về các biện pháp vệ sinh và vệ sinh thực vật. Nhật Bản đã áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu không dựa trên cơ sở khoa học.

Việc này đã buộc Nhật Bản phải gỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu đang được áp dụng đối với táo của Mỹ.

Táo chín không có vi khuẩn Erwinia amylovora

Nhật Bản áp dụng các biện hạn chế nhập khẩu đối với táo Mỹ nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn Erwinia amylovora từ năm 1994. Bất chấp các cuộc đàm phán song phương với các nhà khoa học của USDA vào tháng 10/2001, Nhật Bản đã từ chối thay đổi hạn chế nhập khẩu táo của Mỹ.

Vào tháng 3/2002, Mỹ đề nghị trao đổi với Nhật Bản về vấn đề này nhưng cuộc trao đổi vào tháng 4 tại Geneva đã không thể giải quyết được sự việc. Vào ngày 7/5, chính phủ Mỹ đề nghị WTO thành lập một uỷ ban để xem xét vấn đề hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản. Đề nghị này được coi là một bước tiếp theo trong thử tục giải quyết tranh chấp của WTO.

Ngày 10/5, Văn phòng đại diện thương mại của Mỹ đã ra tuyên bố khởi xướng vụ việc tại WTO chống lại việc Nhật Bản hạn chế nhập khẩu táo từ Mỹ.

Đại diện thương mại của Mỹ cho rằng việc hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản đối với táo của Mỹ là không tuân thủ các quy định của WTO. Nhật Bản đã từ chối nhập khẩu hầu như bất kỳ loại táo nào của Mỹ thậm chí cả những loại táo được chứng nhận an toàn bởi các cơ quan của Mỹ. Trong khi nghiên cứu khoa học được tiến hành giữa hai nước đã chỉ ra rằng các loại táo chín không có chứa vi khuẩn Erwinia amylovora cũng như các bệnh do vi khuẩn gây ra đối với thực vật mà Nhật lấy làm cơ sở để áp dụng hạn chế nhập đối với táo của Mỹ. Hơn nữa, vi khuẩn Erwinia amylovora có ảnh hưởng đối với một số loại thực vật, bao gồm lê và táo, nhưng nó không có hại đối với con người. 

Theo bà Ann M. Veneman, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ: ''Các loại táo của Mỹ là có chất lượng cao và đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và độ an toàn. Mỹ đã nỗ lực làm việc với Nhật Bản để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi hy vọng rằng việc này sẽ giúp nông dân Mỹ tiếp cận thị trường Nhật Bản".

Thiệt hại cho nông dân trồng táo Mỹ

''Nông dân Mỹ muốn bán táo chất lượng quốc tế cho người tiêu dùng Nhật Bản, nhưng họ đang bị cản trở. Mỹ đã gắng tìm một giải pháp mang tính khoa học để giải quyết vấn đề này. Không may, Nhật Bản từ chối thay đổi sự hạn chế nhập khẩu phiền hà của nó, bất chấp các bằng chứng khoa học về sự an toàn của táo Mỹ. Chúng tôi theo đuổi vụ này theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO nhằm đảm bảo việc Nhật Bản tuân theo các nghĩa vụ của WTO để tạo ra các quy định về an toàn sức khoẻ dựa trên bằng chứng khoa học'', Robert B. Zoellick, đại diện thương mại của Mỹ nói.

Hàng năm lượng táo xuất khẩu của Mỹ đạt 393 triệu USD trên toàn thế giới. Việc Nhật áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu táo từ Mỹ làm cho doanh thu từ táo xuất sang Nhật giảm xuống chỉ còn 377.000 USD năm 2001. Trong khi đó lượng táo mà Mỹ xuất vào Đài Loan đạt 46 triệu USD.

  • Vũ Thái Hà
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Giá gạo có thể sẽ tăng nhẹ (17/07/2003)
Xây nhà ở nông thôn sẽ phải có giấy phép (17/07/2003)
Nhiều công ty điện lực Mỹ tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam (17/07/2003)
Chuẩn bị tổ chức ''Tuần văn hoá Việt Nam'' tại Hongkong (17/07/2003)
Nên hiểu thế nào về khái niệm ''phù hợp'' trong quảng cáo? (17/07/2003)
Đầu tư tin học của Vietnam Airlines ''chênh lệch'' 153,5 triệu đồng (17/07/2003)
Vì sao IMF ngừng giải ngân cho Việt Nam? (17/07/2003)
Siêu thị Metro đầu tiên tại Hà Nội mở cửa vào 31/7 (17/07/2003)
Sẽ có tuyến ống dẫn khí đốt giữa Việt Nam và 3 nước ASEAN (16/07/2003)
Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đầu tiên được cấp phép (16/07/2003)
Không phải cứ trọng điểm là Nhà nước ''móc'' tiền ra làm hết (16/07/2003)
Hà Nội công bố giá đền bù GPMB quận Ba Đình, Tây Hồ (16/07/2003)
Từ 1/8, lại áp hạn ngạch với bông, thuốc lá nguyên liệu, muối (16/07/2003)
Băng vệ sinh, bao cao su sẽ không còn... vô tư đi khắp nơi! (16/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang