Phân hạn ngạch dệt may cho DN dùng nguyên liệu trong nước
11:12' 10/07/2003 (GMT+7)
Đã phân hết hạn ngạch dệt may năm nay.

(VietNamNet) - Bộ Thương mại vừa ra quyết định phân hạn ngạch dệt may sang Mỹ cho các DN có sử dụng nguyên liệu trong nước. Các đơn vị được nhận hạn ngạch phải nhanh chóng gửi hồ sơ về Bộ Thương mại trước ngày 30/7/2003. Tổ Giám sát Hiệp định Dệt may cũng được thành lập với nhiệm vụ kiểm tra báo cáo về năng lực sản xuất và thực xuất của các DN.

Thông báo của Bộ Thương mại nói rõ, các DN sử dụng nguyên liệu trong nước nhưng phải có đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ mới được nhận hạn ngạch thuộc diện này. Hồ sơ của các DN này cần ghi rõ đề nghị của doanh nghiệp cùng với biểu kê tổng hợp theo mẫu mà Bộ Thương mại ban hành (trong đó nêu rõ tên hàng, Cat, số lượng xuất khẩu sử dụng vải sản xuất trong nước, dự tính ngày xuất khẩu, hợp đồng mua vải trong nước, hóa đơn mua vải do Bộ Tài chính phát hành).

Đối với các DN có năng lực dệt và sử dụng vải do chính đơn vị mình sản xuất thì phải kê khai và xuất trình phiếu xuất (nhập) kho từ bộ phận dệt sang bộ phận may (hoặc các chứng từ tương đương), có dấu sao y bản chính và chữ ký của người đứng đầu DN. (Xem mẫu biểu kê cuối bài)

Các DN này nhận 3% trong tổng số hạn ngạch dệt may năm nay và là những DN cuối cùng nhận được phân hạn ngạch. Hết thời hạn đó nếu chưa gửi hồ sơ hay không hoàn chỉnh thì sẽ không được phân hạn ngạch.

Thành lập Tổ Giám sát Hiệp định Dệt may Việt - Mỹ

Quyết định này vừa được Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển ban hành. Các thành viên của Tổ Giám sát gồm đại diện của Bộ Thương mại, Công nghiệp, Kế hoạch & Đầu tư, Tổng Cục Hải quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội Dệt may Việt Nam. 

Nhiệm vụ chính của Tổ Giám sát là kiểm tra báo cáo của doanh nghiệp về năng lực sản xuất (số lượng máy móc, hồ sơ nhập nguyên phụ liệu, bảng lương công nhân), năng lực xuất khẩu (phiếu đặt hàng, hồ sơ xuất khẩu, tờ khai hải quan, vận đơn...). Trên cơ sở đó, sẽ so sánh đối chiếu với số liệu của Hải quan Việt Nam cũng như Hải quan Mỹ, số liệu cấp giấy chứng nhận xuất khẩu (E/C), visa của các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực và số liệu giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của VCCI.

Trong trường hợp phát hiện có ''khuất tất'', Tổ Giám sát sẽ tiến hành kiểm tra tại cơ sở để thẩm định năng lực sản xuất và thực xuất của DN để đề xuất các biện pháp xử lý. Sẽ có 5 Tổ Giám sát ở các thành phố được uỷ quyền giao hạn ngạch là TP.HCM (2 đoàn), Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng. Tổ Giám sát sẽ đi vào hoạt động ngay sau khi quyết định được ban hành.

Mẫu biểu kê tổng hợp:

Số TT

Tên hàng

Cat

Số lượng XK sử dụng vải trong nước

Hợp đồng XK số

Dự tính ngày XK

Hợp đồng mua vải trong nước

Hoá đơn mua vải do Bộ Tài chính phát hành

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

               
  • Q.D
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Gas giả: ngày càng tinh vi và phức tạp (10/07/2003)
Đoàn DN lữ hành hàng đầu Châu Âu đến Việt Nam (10/07/2003)
Đầy thử thách với mục tiêu tăng trưởng 7,5% (09/07/2003)
Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức giảm (09/07/2003)
Tiểu thương di dời đến 3 chợ đầu mối được thuê 50 năm (09/07/2003)
Đà Nẵng lần đầu tiên đấu giá đất quy hoạch (09/07/2003)
Cao su lãi 6 tháng bằng cả năm (09/07/2003)
Hơn 400 DN tham dự Hội chợ Thương mại Việt-Trung 2003 (09/07/2003)
DN tiếp tục bán ngoại tệ cho ngân hàng (09/07/2003)
Hãng hàng không Thái sẽ tư nhân hoá (09/07/2003)
Sẽ kiểm tra khoảng 100 cây xăng ở TP.HCM (09/07/2003)
Dầu nhớt Vilube đạt tiêu chuẩn chất lượng Nhật Bản (09/07/2003)
Iraq cần nhập khẩu vật liệu xây dựng (09/07/2003)
HSBC - Ngân hàng đầu tiên thông báo L/C qua email ở VN (09/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang