Thương hiệu vàng VJC về tay Ngân hàng Nông nghiệp
08:35' 07/07/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Từ hôm nay (2/7), thương hiệu vàng này sẽ thuộc về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NN&PTNT Việt Nam). Trong suốt thời gian bàn giao và tiến hành các thủ tục sáp nhập, các cơ quan vẫn phải duy trì các hoạt động thanh toán vốn huy động bằng vàng, tiền của nhân dân và thu hồi nợ, cho vay, cầm đồ.

Trong tháng 7, các công việc bàn giao và tiếp nhận Tổng công ty Vàng bạc đá quý Việt Nam (TCTVBĐQVN) về Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (PTNĐBSCL) sẽ được hoàn tất. Nếu NH NN&PTNT Việt Nam và NH PTNĐBSCL muốn giao cho các chi nhánh ở địa phương tiếp nhận bàn giao các Công ty Vàng bạc đá quý tỉnh, thành phố thì phải có uỷ quyền bằng văn bản của cấp có thẩm quyền.

Theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính, Tổng công ty Vàng bạc đá quý Việt Nam (gồm văn phòng Tổng công ty, các đơn vị hạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp), và 29 đơn vị, Công ty Vàng bạc đá quý thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Vàng bạc đá quý Việt Nam sẽ sáp nhập vào NH NN&PTNT NH NN&PTNT Việt Nam. Công ty Vàng bạc đá quý (trực thuộc Tổng công ty Vàng bạc đá quý Việt Nam) sẽ nhập vào NH PTNĐBSCL.

Ngày 2/7, do sơ suất khi đưa tin này, chúng tôi đã nhầm lẫn giữa thương hiệu SJC và VJC. Nhãn hiệu vàng thuộc về Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam sau khi sáp nhập với Tổng công ty Vàng bạc đá quý Việt Nam là VJC chứ không phải SJC. Xin cáo lỗi cùng bạn đọc.  

Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận và là đại diện hợp pháp về mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Tổng công ty VBĐQVN trong những trường hợp mà các quyền lợi và nghĩa vụ này không thể phân chia cho các đơn vị, công ty thành viên. Việc bàn giao và tiếp nhận thực hiện theo nguyên tắc bàn giao nguyên trạng (giá trị theo sổ sách kế toán và tài sản, hiện vật theo kiểm kê thực tế) toàn bộ tài sản, tiền vốn, các khoản phải thu, phải trả, công nợ khó đòi, lao động... có đến thời điểm bàn giao của từng đơn vị thuộc bên giao về bên nhận của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước quy định.

Tổng Công ty Vàng bạc Đá quý Việt Nam chỉ đạo toàn hệ thống Tổng công ty ngừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 0 giờ ngày 1/7/2003 và thực hiện việc khoá sổ sách, lập báo cáo kế toán, quyết toán đến hết ngày 30/6/2003 theo quy định; Đồng thời từ 1/7, Văn phòng Tổng công ty và các Công ty thành viên phải tiến hành kiểm kê tài sản, tiền vốn, hàng hoá, tiền mặt, xác định các khoản công nợ phải thu, phải trả, công nợ khó đòi, tài sản hao hụt, mất mát, kém phẩm chất cùng các vấn đề khác về tài sản, tiền vốn; lao động, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ có liên quan đến các hoạt động của Tổng công ty và từng đơn vị thành viên.

Các ngân hàng thương mại nhà nước có trách nhiệm tổ chức hoạt động kinh doanh đối với các đơn vị thuộc Tổng công ty Vàng bạc Đá quý Việt Nam vừa bàn giao sang và chuẩn bị sẵn phương án thanh toán tiền, vàng cho người gửi khi đến hạn trả. Sắp xếp, bố trí, sử dụng hợp lý số lao động mới tiếp nhận từ hệ thống Tổng Công ty VBĐQ Việt Nam chuyển sang.

Ngay sau khi ký biên bản bàn giao, các ngân hàng TMNN nhận bàn giao có trách nhiệm thu nhận con dấu của các Công ty Vàng bạc, đá quý và Tổng công ty Vàng bạc Đá quý Việt Nam và nộp cho công an địa phương (nơi đăng ký mẫu dấu trước đây).

Các đơn vị, công ty vàng bạc đá quý trực thuộc Tổng công ty VBĐQVN được sáp nhập vào NH NN&PTNTVN:

Tổng công ty gồm có: Văn phòng Tổng công ty, Trung tâm dạy nghề kim hoàn, Trung tâm Vàng bạc đá quý tỉnh Hưng Yên, Trung tâm Vàng bạc đá quý tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Vàng bạc đá quý tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm Vàng bạc đá quý Tỉnh Bạc Liêu, Công ty Chế tác vàng trang sức I Hà Nội, Trung tâm Thương mại khách sạn Hoàng Kim.

Các Công ty thành viên hạch toán độc lập gồm: Công ty Vàng bạc đá quý TP.Hồ Chí Minh và TP.Hà Nội; Các công ty Vàng bạc đá quý tỉnh Ninh Bình, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Thuận, Nam Định, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk, Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Tây, Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Dương và Công ty Vàng bạc đá quý tỉnh Thái Bình.

Các công ty Vàng bạc đá quý trực thuộc Tổng công ty VBĐQVN được sáp nhập vào Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Công ty Vàng bạc đá quý các tỉnh Nghệ An, Gia Lai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu và Công ty Vàng bạc đá quý các tỉnh Đồng Nai.

  • Hồng Phúc

 

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
''Chỉ xây dựng sân bay nếu thấy thực sự cần thiết'' (07/07/2003)
Thị trường nhà đất TP.HCM trầm lắng (07/07/2003)
"Tôi vẫn ủng hộ chương trình 1 triệu tấn đường" (06/07/2003)
Nguy cơ mất dần thị trường Trung Quốc (06/07/2003)
Từ 10/7 mới kiểm tra đồng loạt các cây xăng (05/07/2003)
Hàng điện tử, may mặc ngoại nhập giảm giá 7-10% (05/07/2003)
Điện thoại di động bị đánh thuế nhập khẩu 10% (05/07/2003)
Sẽ công khai công thức phân bổ hạn ngạch dệt may (05/07/2003)
Nhiều tiện ích với dịch vụ điện thoại Internet giá rẻ (05/07/2003)
Thu giữ hàng trăm chai rượu lậu (05/07/2003)
DN nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn ngân hàng (05/07/2003)
Mời nước ngoài đầu tư vào dự án đường cao tốc TP.HCM - Vũng Tàu (05/07/2003)
Xuất khẩu 3.000 tấn đường đầu tiên sang Malaysia (04/07/2003)
Nhãn hiệu OMO bị nhái (04/07/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang