Từ 1/7, cắt giảm thuế 17 mặt hàng tham gia AFTA
08:57' 14/06/2003 (GMT+7)

Bốc dỡ hàng xuất khẩu xuống tàu tại cảng Hải Phòng.

(VietNamNet) - Từ 1/7 tới, 17 mặt hàng như điện tử, giấy, xi măng, kính xây dựng, cà phê chế biến... dự kiến sẽ đưa vào cắt giảm thuế tham gia AFTA với mức thuế suất còn đồng nhất 20%, giảm 20-30% so với mức hiện nay. Bà Lê Thị Băng Tâm, Thứ trưởng Bộ Tài chính, đã cho biết như vậy tại cuộc họp báo chiều ngày 13/6, tại Hà Nội.

Các mặt hàng cắt giảm thuế đợt này chiếm 12/17 mặt hàng sẽ tiếp tục lộ trình cắt giảm thuế xuống 20%, 15%, 5% tương ứng với các năm 2004, 2005, 2006. Các mặt hàng được giữ thuế suất 20% đến hết năm 2005 là clinker, xi măng, giấy báo, giấy in, băng tã vệ sinh, kính xây dựng các loại, hàng điện tử, điện lạnh và ôtô tải có trọng lượng trên 5 tấn.

755 mặt hàng cắt giảm ngay trong năm 2003 

Theo cam kết, 2003 là năm cuối cùng Việt Nam chuyển 775 mặt hàng nằm trong danh mục loại trừ tạm thời (TEL) vào danh mục cắt giảm với mức thuế suất bắt đầu đưa vào cắt giảm phải nhỏ hơn hoặc bằng 20%, đồng thời, loại bỏ ngay lập tức các hạn chế về mặt định lượng (hạn ngạch nhập khẩu). Trước khi đưa vào cắt giảm, những nhóm mặt hàng này được bảo hộ với mức thuế suất cao, khoảng từ 30-50%, có loại được bảo hộ đến 80%. Chẳng hạn, từ 1/7, ôtô tải có trọng lượng trên 5 tấn hiện có thuế suất nhập khẩu 80% sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi 20% (nếu đáp ứng được tiêu chuẩn về hàm lượng ASEAN trên 40%).

Bà Tâm cũng cho biết, trước 1/7, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về danh mục hàng hoá tham gia AFTA giai đoạn 2003-2006 (CEPT 2003-2006) cùng lộ trình cắt giảm. Tuy nhiên, danh mục này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 và sẽ không thực hiện hồi tố từ 1/7 vì các nhà nhập khẩu đã được hưởng mức thuế suất cắt giảm của năm 2003 được công bố tại Nghị định số 21/2002 ban hành danh mục CEPT năm 2002.

Danh mục CEPT 2003-2006 được xây dựng trên Danh mục biểu thuế quan hài hoà ASEAN (AHTN). Việc chuyển từ mã số và tên gọi theo Biểu thuế nhập khẩu hiện hành sang biểu AHTN mới, số lượng các dòng thuế sẽ tăng lên 10.689 mặt hàng. Như vậy, một loại mặt hàng hoá dù xuất nhập khẩu với bất kỳ nước nào trong ASEAN sẽ có cùng mã số và tên gọi.

Danh mục trong CEPT/AFTA Theo Biểu thuế NK hiện hành của Việt Nam (Số dòng thuế) Theo Danh mục AHTN (Số dòng thuế)
Danh mục cắt giảm ngay (IL)

5.549 

8.769

Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) 

755

1.416

Danh mục hàng nông sản nhạy cảm (SL)

52

89

Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL)

158

415

Tổng cộng

6.514

10.689

Danh mục CEPT 2003-2006 bao gồm lộ trình cắt giảm thuế cụ thể cho từng năm từ 2003-2006 của khoảng 10.150 mặt hàng đưa vào cắt giảm theo cam kết. Theo nguyên tắc chung ASEAN, tất cả các mặt hàng này đều có mức thuế suất thấp hơn hoặc bằng 20%. Trong đó, 73,6% tổng số mặt hàng đưa vào cắt giảm có mức thuế suất từ 0-5% vào năm 2003, và đến 2006, toàn bộ 10.150 mặt hàng nêu trên đều có thuế suất 0-5%.

Cơ hội nhiều hơn thách thức

2003 là năm các nước ASEAN6 hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm các mặt hàng xuống mức thuế suất 0-5%. Bà Tâm cho rằng, đây sẽ là cơ hội tốt cho các DN Việt Nam mở rộng hoạt động xuất khẩu sang các nước ASEAN. Ngoài ra, một số nước thành viên ASEAN còn danh ưu đãi thuế quan (ưu đãi hơn so với mức thuế CEPT) cho các nước thành viên của ASEAN trong khuôn khổ cơ chế ưu đãi hội nhập ASEAN (AISP). Cụ thể, Thái Lan tuyên bố danh ưu đãi thuế quan cho 19 mặt hàng (quế, hạt hồi, quả hạch, than đá, giấy ảnh, đồ phụ trợ may mặc, một số sản phẩm kính...) nhập khẩu từ Việt Nam với mức thuế thấp hơn 5% so với mức thuế CEPT. Malaysia cũng dành ưu đãi thuế quan 0% cho 172 mặt hàng của Việt Nam, bao gồm thuỷ sản, các loại quả và hạt, rau quả chế biến, plastic, cao su, kính, một số máy móc, thiết bị... 

Tuy nhiên, theo phản ánh của một số DN, ngoài nông sản, sản phẩm công nghiệp có giá trị cao của Việt Nam khó nhận được ưu đãi thuế do điều kiện ngặt nghèo về xuất xứ hàng hoá. Để được hưởng thuế ưu đãi, hàng Việt Nam phải có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O form D) và đảm bảo hàm lượng nội địa hoá từ 40% trở lên. Trong khi đó, hàng công nghiệp của Việt Nam đa số nhập linh kiện về lắp ráp, hoặc phải nhập nguyên liệu chính từ nước ngoài.

Bên cạnh những thuận lợi, cũng có nhiều khó khăn đối với các DN trong nước, sự canh tranh với hàng hoá ASEAN tiếp tục trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là những ngành Việt Nam có khả năng cạnh tranh thấp hơn so với ASEAN như giấy, xi măng, điện tử, đồ điện gia dụng, cơ khí, vật liệu xây dựng... Với việc cắt giảm thuế suất, các DN nhập khẩu sẽ chuyển hướng nhập khẩu nhiều hơn từ thị trường ASEAN. Do vậy, theo bà Tâm, bản thân DN cần cố gắng và chủ động điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng hoá ASEAN. Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ DN như ưu đãi, miễn giảm thuế hàng xuất khẩu, cho vay tín dụng ưu đãi, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ xúc tiến thương mại... Với các DN nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài, cạnh tranh yếu, Chính phủ sẽ tiến hành các biện pháp để đổi mới, sắp xếp, thậm chí có thể bán, giải thể, phá sản DN. 

Sức ép hội nhập gia tăng

Theo quyết định của ASEAN, các nước thành viên mới, trong đó có Việt Nam, có nghĩa vụ thực hiện đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cắt giảm thuế quan trong CEPT/AFTA. Theo đó, Việt Nam phải hoàn thành việc cắt giảm thuế suất xuống 0-5% vào 1/1/2005 (với một số linh hoạt) thay vì 1/1/2006 như hiện nay. Ngoài ra, đến 2006, Việt Nam phải đảm bảo 60% tổng số mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế có mức thuế suất 0%. Do đó, sau khi thống nhất với các bộ, ngành và DN, trong danh mục CEPT 2003-2006 sẽ có một số mặt hàng (khoảng 7% tổng số các mặt hàng) được cắt giảm với tiến độ nhanh hơn so với tiến độ công bố năm 2002. Tuy nhiên, bà Tâm chưa cho biết cụ thể các mặt hàng phải đưa vào diện ''tăng tốc'' này.

Danh mục một số mặt hàng chủ yếu đưa vào cắt giảm CEPT từ 1/7:

TT Tên mặt hàng Thuế suất MFN Thuế suất CEPT
2003 2004 2005 2006
1 Dầu thực vật các loại (dầu tương, hướng dương, ôliu, dừa...) 40-50 20 15 10 5
2 Bánh, kẹo các loại 40 20 15 10 5
3 Rau, quả chế biến 50 20 15 10 5
4 Cà phê chế biến 50 20 15 10 5
5 Nước khoáng, nước có gas các loại, rượu vang 50, 100 20 15 10 5
6 Clinker, xi măng 40, 50 20 20 20 5
7 Thiết bị vệ sinh 40-50 20 15 10 5
8 Gạch lát, gốm sứ xây dựng 40 20 15 10 5
9 Lốp xe các loại 40 20 15 10 5
10 Sản phẩm thuộc da (túi, vali, quần áo) 40 20 15 10 5
11 Giấy báo, giấy in, băng tã vệ sinh 40-50 20 20 20 5
12 Hoá mỹ phẩm (xà phòng các loại, dầu gội đầu) 40 20 15 10 5
13 Vải dệt thoi từ sợi bông, sợi tổng hợp 40 20 15 10 5
14 Quần áo, giày dép các loại 40-50 20 15 10 5
15 Kính xây dựng các loại 50 20 20 20 5
16 Điện tử, điện lạnh dân dụng (tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hoà) 40, 50 20 20 20 5
17 Ôtô tải có trọng lượng trên 5 tấn 80 20 20 20 5

(Đây là những mặt hàng năm trong 755 mặt hàng của Danh mục TEL, bắt đầu đưa vào cắt giảm CEPT từ 1/7)

  • Văn Tiến
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
WB và ADB sẽ hỗ trợ nhà máy điện Phú Mỹ 3 (13/06/2003)
Hơn 31.000 ôtô đang kinh doanh vận tải sẽ bị loại bỏ? (13/06/2003)
Xây dựng 12 vùng nuôi thủy sản an toàn (13/06/2003)
2004, tăng trưởng GDP không thấp hơn 7,5% (13/06/2003)
Bắc Sơn mua bán trái phép 30.000 bộ linh kiện xe máy (13/06/2003)
Tồn đọng khoảng 200 triệu con cá tra giống (13/06/2003)
Thành lập Cục Đầu tư nước ngoài (13/06/2003)
Thành lập DN 100% vốn Việt Nam tại Hoa Kỳ (13/06/2003)
"Chia sân" để lo cho công nghiệp chế biến (12/06/2003)
Phán quyết của trọng tài ngang với bản án (12/06/2003)
Chính thức giao hạn ngạch dệt may đợt I (12/06/2003)
Dưa chuột công nghệ cao sang Mỹ (12/06/2003)
Đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có nguy cơ ùn tắc? (12/06/2003)
Phát hiện lô hàng dệt len giả xuất xứ Việt Nam (12/06/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang