Ngành giấy cần 1 tỷ USD
17:04' 27/05/2003 (GMT+7)
Giấy Bãi Bằng sẽ được đầu tư mở rộng.

Theo Bộ Công nghiệp, tính đến đầu tháng 5/2003, toàn ngành giấy đã có gần 39.000 tấn giấy còn tồn kho. Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, đây mới chỉ là "khúc dạo đầu" trước hàng loạt khó khăn đang chờ phía trước khi mà mức thuế nhập khẩu đối với giấy sẽ giảm từ 40 - 50% hiện nay xuống còn dưới 20% theo lộ trình AFTA.

Mặc dù mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng giấy hiện vẫn còn khá cao, song chỉ tính năm gần đây nhất là 2002 đã có hơn 340.000 tấn giấy nhập vào Việt Nam, bằng 80% lượng giấy sản xuất trong nước. Đặc biệt, chỉ trong quý I năm nay đã có trên 85.000 tấn giấy nhập ào ạt vào thị trường Việt Nam. 

Ông Phan Quý Kỳ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Giấy Việt Nam than thở :"Liên tiếp trong thời gian qua, thông qua các dự án viện trợ không hoàn lại, giấy ngoại đã nhập vào khá nhiều. Những nguồn giấy này do không phải chịu thuế đã làm hàng rào bảo hộ đối với ngành giấy trong nước gần như không còn tác dụng". Cuộc chiến không cân sức diễn ra khi giấy ngoại nhập được đánh giá là không những chất lượng tốt mà giá cũng rẻ bất ngờ so với giấy nội. Thậm chí một số loại giấy của Đài Loan, Thái Lan giá còn thấp hơn giá giấy cùng loại của Việt Nam.

Khó khăn càng thêm chồng chất khi việc đầu tư đối với ngành giấy cũng có vấn đề. Theo ông Phan Quý Kỳ, rất nhiều dự án xây dựng nhà máy bột giấy và công trình đầu tư cho ngành giấy triển khai rất chậm so với tiến độ đề ra. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu cho biết, hầu hết nhà máy giấy của Việt Nam hiện nay so với một số nước trong khu vực ASEAN đều ở dạng qui mô nhỏ, công nghệ ở mức trung bình, và điều quan trọng nhất là sức mạnh cạnh tranh của ngành giấy cực kỳ thấp. "Do lâu nay chúng ta bảo hộ đối với ngành này quá lớn, bây giờ bước chân vào hội nhập đã làm không ít DN bị sốc, không đủ sức đương đầu với điều kiện mới nếu như không có sự hỗ trợ của Nhà nước" - ông Bùi Xuân Khu lo lắng.

Cũng theo ông, vẫn chưa muộn để "cứu" ngành giấy trong nước. Trong đó, một trong những giải pháp chính hiện nay là nhanh chóng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy. Bộ Công nghiệp đã có đề án khắc phục khó khăn cho ngành giấy đề nghị Chính phủ xem xét và cho vay thương mại đối với các dự án giấy lớn.

Theo kế hoạch, trước mắt sẽ cần khoảng 1 tỷ USD cho việc gấp rút triển khai bốn dự án lớn của ngành giấy. Cụ thể như dự án mở rộng Giấy Bãi Bằng giai đoạn 2 với công suất 250.000 tấn bột giấy/năm, tổng vốn 250 triệu USD; dự án Giấy Kontum công suất 130.000 tấn bột giấy/năm; dự án Giấy Thanh Hoá với 60.000 tấn giấy, 50.000 tấn bột/năm và dự án Giấy Bắc Kạn 50.000 tấn bột/năm. Ngoài ra, Bộ Công nghiệp cũng cho biết sắp tới sẽ tập trung cho các dự án đầu tư mở rộng, trang bị thiết bị dây chuyền hiện đại cho các nhà máy Việt Trì, Tân Mai, Vạn Điểm... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để hàng nội có thể đương đầu với hàng ngoại.

(Theo Tuổi Trẻ)  

 

    

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đổi mới, sắp xếp DNNN: 4 tháng chỉ đạt 10% (27/05/2003)
Khai trương thư viện điện tử nông nghiệp (27/05/2003)
Việt Nam tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại APEC (27/05/2003)
Bút... @ (27/05/2003)
Xác định kinh tế trang trại bằng tiêu chí mới (27/05/2003)
Có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán qua điện thoại di động (27/05/2003)
Đơn vị sự nghiệp có thu phải công khai chi tiêu nội bộ (27/05/2003)
Thêm gần 200 trạm thu phát sóng di động phục vụ SEA Games 22 (27/05/2003)
Đầu tư nước ngoài khởi sắc (27/05/2003)
Cổ phiếu Bibica xuống dưới mệnh giá (27/05/2003)
Đơn vị sự nghiệp có thu phải công khai chi tiêu nội bộ (27/05/2003)
TP.HCM: Khiếu nại đồng hành cùng khuyến mãi (27/05/2003)
51% tiền bảo hiểm được... gửi ngân hàng (27/05/2003)
Đà Nẵng tìm kiếm nguồn vốn từ ADB cho các dự án lớn (26/05/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang