TP.HCM:
2,5 tỷ USD xuất khẩu dệt may năm 2005
08:02' 13/05/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Đó là mục tiêu của ngành dệt may TP.HCM. Ông Mai Quốc Bình - Phó Chủ tịch UBND TP sẽ trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện chương trình và các dự án phát triển.

Dệt may, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Hải đã ký quyết định phê duyệt triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển ngành Dệt - May của TP.HCM đến năm 2005 với nội dung: phấn đấu đạt 2,5 tỷ USD từ xuất khẩu dệt may; tỷ lệ sử dụng nguyên phụ liệu nội địa phục vụ sản xuất ở mức 40% đối với sản phẩm xuất khẩu sang các nước phát triển và 70% với sản phẩm xuất sang thị trường những quốc gia thành viên ASEAN.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ngành dệt may Việt Nam đang ở vào thời điểm khá thuận lợi về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xuất khẩu dệt may 4 tháng đầu năm 2003 đạt tốc độ tăng cao nhất trong hơn 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực. 

Hiện Hiệp hội Dệt may Việt Nam đang có kế hoạch tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm vào thị trường đầy tiềm năng ở Nam Phi. Đại diện cơ quan Thương mại Việt Nam ở Nam Phi cho biết, Nam Phi không hề phải chịu áp đặt hạn ngạch về dệt may. Quốc gia này đang tiến hành đàm phán hiệp định tự do thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc (mức thuế nhập khẩu dao động 20-60%). Phần lớn người dân Nam Phi lại ưa chuộng kiểu quần áo giản đơn như jean, áo thun... Giám đốc Công ty May Song Ngọc nhấn mạnh, công ty ông đã sẵn sàng thâm nhập thị trường Nam Phi để không bỏ lỡ cơ hội hiếm có vì "không phải chịu hạn ngạch, không yêu cầu quá cao về chất lượng" tại đây. 

Cùng lúc, ông Nguyễn Thái Hùng - Giám đốc Công ty May Tây Đô (thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam) cho biết, Công ty vừa mới ký kết những hợp đồng xuất khẩu lớn với bạn hàng ở Mỹ, Anh, Nhật Bản và EU. Ước tính thu nhập trong năm của Tây Đô sẽ đạt 130 tỷ đồng (chủ yếu từ xuất khẩu) tăng 30% so với năm ngoái. 2002, Tây Đô xuất khẩu được 5,8 triệu USD hàng may mặc sang 14 nước trên thế giới (lợi nhuận từ thị trường Mỹ chiếm 1/4 tổng số). 

Ngay sau khi kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khoá 11 kết thúc, Chính phủ sẽ có cuộc họp với các doanh nghiệp và các ngành hữu quan để thống nhất phương thức phân bổ quota hàng dệt may trong tổng số 1,7 tỷ USD đuợc xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm nay. Tổng công ty Dệt may Việt Nam cũng vừa đạt được thoả thuận hợp tác với Tập đoàn Mitsui của Nhật Bản để mở văn phòng đại diện tại Nhật Bản, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước khôi phục và khai thác thị trường truyền thống giàu tiềm năng này. (TTXVN)
  • Diệu Thuý
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Hết vòng hai, Hiệp định Dệt may chưa ngã ngũ
Đã thỏa thuận được những điều khoản chủ yếu của Hiệp định dệt may
Hiệp định Dệt may Việt-Mỹ đánh mạnh vào dệt may Hàn Quốc
CÁC TIN KHÁC:
Sẽ bị thu hồi tàu nếu chây ì không trả nợ (13/05/2003)
Tuần này, Việt Nam đàm phán vào WTO với nhiều nước (12/05/2003)
Nhà thầu nước ngoài “xù nợ” thầu phụ (12/05/2003)
300 triệu USD cho du lịch Phú Quốc (12/05/2003)
Vì sao một số lãnh đạo Petro Việt Nam bị cách chức? (12/05/2003)
Xe buýt mới chất lượng cao bị ''liệt'' (12/05/2003)
Vì sao một số lãnh đạo Petro Việt Nam bị cách chức? (12/05/2003)
Thêm một Công ty chứng khoán ra đời (12/05/2003)
Áo mưa đã vào mùa (12/05/2003)
Hạn ngạch dệt may sang Mỹ sẽ tính cả lượng hàng xuất từ 1/5 (12/05/2003)
182 chương trình xúc tiến thương mại, 235 tỷ đồng (12/05/2003)
Vietnam Airlines giảm 28-75% giá vé cho các thị trường trọng điểm (11/05/2003)
Trả 1 USD để được ở khách sạn năm sao (11/05/2003)
Quảng Ngãi thiếu lúa giống vì SARS (11/05/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang