AmCham kiến nghị phân bổ hạn ngạch dệt may theo thành tích
10:02' 06/05/2003 (GMT+7)

Cách phân bổ hạn ngạch của Bộ Thương mại luôn là vấn đề gây tranh cãi.

Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ (AmCham) tại TP.HCM vừa hoàn tất bản kiến nghị về việc thiết lập hệ thống phân bổ hạn ngạch cho hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ. Theo đề nghị của AmCham, cách phân bổ hạn ngạch sắp tới có thể dựa vào hai phương thức: phân bổ hạn ngạch theo thành tích, và phân bổ theo loại không thành tích.

Phân bổ hạn ngạch theo thành tích (performance quota) là phân bổ theo số lượng thực xuất của doanh nghiệp; phân bổ theo loại không thành tích (non-performance quota) bao gồm phần tăng trưởng, chuyển đổi và ứng trước hạn ngạch.

Ví dụ, ở một mặt hàng cụ thể, vừa qua các doanh nghiệp đã xuất khẩu 5 triệu lô, và Chính phủ đã đàm phán để có được hạn ngạch 10 triệu lô cho mặt hàng nói trên. Nếu phân bổ hạn ngạch theo thành tích, tổng lượng hạn ngạch mà doanh nghiệp nhận được sẽ là 5 triệu lô (tức thực lực của doanh nghiệp sản xuất bao nhiêu, Chính phủ sẽ giao hết bấy nhiêu). Đồng thời các công ty, xí nghiệp may... sẽ được hưởng tỷ lệ tăng trưởng 10% trong số 5 triệu lô còn lại.

Với cách phân bổ hạn ngạch không theo thành tích, Chính phủ sẽ dành 20% trong tổng lượng hạn ngạch có thêm do đàm phán (5 triệu lô) đem bán đấu giá công khai. 80% còn lại sẽ được phân bổ dựa trên công suất, quy mô doanh nghiệp cũng như mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp đang có chiến lược mở rộng sản xuất.

AmCham kiến nghị cho các doanh nghiệp được phép chuyển nhượng hoặc đổi hạn ngạch cho nhau. Việc chuyển nhượng cần phải được đăng ký tại cơ quan chức năng liên quan, và có lập hồ sơ lưu trữ đầy đủ. Nhà nước có thể ấn định giới hạn tối đa cho việc chuyển nhượng/trao đổi đó. Hạn ngạch này có thể được tính là hạn ngạch thành tích của bên chuyển nhượng sau khi chuyển giao và xuất khẩu thật sự.

Riêng đối với hạn ngạch phân bổ ứng trước với mục đích giúp nhà sản xuất chủ động trong việc duy trì xuất khẩu đều đặn, AmCham đề nghị Nhà nước ứng trước cho doanh nghiệp 75% lượng hạn ngạch doanh nghiệp cần hàng năm trên cơ sở dựa vào thành tích doanh nghiệp đã thực hiện của năm trước, và có thể được điều chỉnh theo mức độ tăng trưởng hàng năm.

Cơ sở kiến nghị của AmCham dựa trên kinh nghiệm có được tại Việt Nam, cũng như nghiên cứu các hệ thống phân bổ hạn ngạch của nhiều nước và vùng lãnh thổ khác như Singapore, Bangladesh, Malaysia và Hongkong.

(Theo Tuổi Trẻ)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Hôm nay, đàm phán hiệp định dệt may Việt - Mỹ vòng 2
VietNamNet - Mỹ tiếp tục gây sức ép với hàng dệt may Việt Nam
VietNamNet - Mỹ tiếp tục gây sức ép với hàng dệt may Việt Nam
Bộ Thương mại hướng dẫn xuất hàng dệt may sang Mỹ
Việt Nam muốn hiệp định dệt may có hiệu lực từ 1/7
Ký kết Hiệp định dệt may Việt - Mỹ
Đã thỏa thuận được những điều khoản chủ yếu của Hiệp định dệt may
Dệt may xuất khẩu Việt Nam sẽ đạt 3,2 tỷ USD
Mỗi năm, VN chỉ được xuất 1,7 tỷ USD hàng dệt may vào Mỹ
Bộ Thương mại hướng dẫn xuất hàng dệt may sang Mỹ
Khuyến cáo đặc biệt đối với doanh nghiệp dệt may
Nội dung chính của Hiệp định Dệt may Việt-Mỹ
Hết vòng hai, Hiệp định Dệt may chưa ngã ngũ
CÁC TIN KHÁC:
Ghập ghềnh chuyện thương hiệu (06/05/2003)
''Cần phối hợp hơn nữa hình thức quảng bá, thăm dò khách hàng'' (05/05/2003)
Chỉ cho phép hàng thông quan khi đã dán tem nhập khẩu (05/05/2003)
Thụy Sĩ hỗ trợ phát triển rừng bền vững ở Việt Nam (05/05/2003)
IBS miễn phí giao dịch mua trong Tuần lễ chứng khoán (05/05/2003)
Công ty Fimex VN cổ phần hóa (05/05/2003)
93% số xã trên cả nước đã có điện thoại (05/05/2003)
Bán được hơn 115 triệu đồng công trái giáo dục tại Hội trường Ba Đình (05/05/2003)
Bộ Thương mại công bố 1.081 DN Mỹ liên quan tới khủng bố (05/05/2003)
75% điện thoại di động được nhập lậu (05/05/2003)
Đã đến lúc không thể không “đối xử công bằng” về thuế… (05/05/2003)
Sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng trưởng mạnh (05/05/2003)
Dự ước vốn huy động ngân hàng tại TP.HCM đạt 97.000 tỷ (05/05/2003)
Tồn kho 170.000 tấn thép (05/05/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang