Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng: 
Đã đến lúc không thể không “đối xử công bằng” về thuế…
16:19' 05/05/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Thay đổi chính sách thuế là bước đi đầu tiên để tạo môi trường kinh doanh "bằng phẳng" cho các loại hình doanh nghiệp, nhằm thực hiện cam kết căn bản nhất với thế giới trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là nội dung chính trong trả lời phỏng vấn VietNamNet sáng nay (5/5) bên hành lang Quốc hội của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng.

Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng Ảnh: Nguyên Vũ

- Khi trả lời phỏng vấn của báo chí, Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói rằng, việc điều chỉnh chính sách thuế là nhằm nuôi dưỡng nguồn thu và đảm bảo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xin Bộ trưởng giải thích rõ hơn về hai mục tiêu này của việc điều chỉnh chính sách thuế?   

- Hiện giờ chúng ta đang có bốn luật thuế dành cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau: doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước, khuyến khích đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư trong nước, doanh nghiệp  quốc doanh. Sắp tới, chúng ta  phải tiến tới chỉ có một một luật  thôi: Luật Doanh nghiệp. Nhưng trước mắt (đầu năm 2004), chúng ta sẽ điều chỉnh chính sách thuế để đi đến thống nhất:  thứ nhất là hạ thuế đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp để thống nhất một mức thuế, thứ hai là thống nhất mức ưu đãi, ưu đãi theo ngành, theo vùng, theo sản phẩm hàng hoá chứ không còn theo loại hình doanh nghiệp nữa. Mọi doanh nghiệp đều có cơ hội làm ăn như nhau… 

Điều chỉnh hạ mức thu thì trước mắt tổng thu ngân sách có giảm nhưng không đáng kể. Nhà nước lấy ít đi một chút thì doanh nghiệp được nhiều hơn một chút. Họ sử dụng số tiền lợi ra về thuế để đầu tư sản xuất trở lại. Nhà máy công ty mở ra nhiều hơn. Sản phẩm làm ra tốt hơn. Sức cạnh tranh tốt hơn. Như vậy, điều chỉnh thuế để khuyến khích sản xuất, và tạo ra một sự công bằng về thuế đều nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Và năng lực cạnh tranh là câu chuyện một mất một còn của nền kinh tế hội nhập. Người nào chịu được thì vượt lên, ai kém thì sẽ chịu thua. Và như vậy, sẽ không còn ai được ưu đãi quá mức. 

- Việc điều chỉnh thuế để tạo ra sự "bằng phẳng" trong môi trường kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của chúng ta có chịu sự tác động nào của Ngân hàng Thế giới không, thưa Bộ trưởng?

- Đây là lộ trình chúng ta phải làm. Theo các hiệp định mà mình đã ký kết với nước ngoài  thì chúng ta không phân biệt đối xử. Trước kia do trình độ kinh tế của chúng ta khác nhau, nên Chính phủ mới phải có bước đi từ từ: doanh nghiệp nào, ngành nghề nào hơi kém thì được nâng đỡ bằng cách hưởng mức thuế thấp hơn. Bây giờ đã đến thời buổi kinh tế cạnh tranh, không thể đóng cửa biên giới, phải vươn ra nước ngoài và ngược lại còn phải mở cửa cho nước ngoài vào, thì  phải đảm bảo công bằng. Đã thu thuế thì doanh nghiệp trong nước hay ngoài nước cũng phải như nhau, đã ưu đãi thuế thì doanh nghiệp trong nước hay quốc tế đều được hưởng như nhau. Sự công bằng này là nhằm đảm bảo những cam kết của chúng ta khi tham gia lộ trình hội nhập quốc tế và trong đó cam kết quan trọng nhất là "không phân biệt đối xử". 

- Theo báo cáo của Chính phủ, tổng thu ngân sách trong năm 2002 và đầu năm 2003 cao hơn nhiều so với dự toán. Theo Bộ trưởng, đâu là nguyên nhân chính của kết quả khả quan này?(SGGP). 

- Thứ nhất là do chiến tranh Iraq. Mấy tháng cuối năm ngoái, nhiều nước trên thế giới phấp phỏng rằng chiến tranh xảy ra thì thiếu dầu nên giá dầu đã tăng tới 35-38 USD/thùng, trong lúc chúng ta dự tính chỉ có 28 USD/thùng. Khoản vượt trội ngân sách do giá dầu tăng này đã lên tới tới 4.000 tỷ đồng.  Thứ hai là sau khi có NQTƯ7 về việc đổi mới chính sách đất đai nhiều địa phương đã rất năng động trong việc quản lý đất đai như cho đấu thầu đất, đổi đất lấy hạ tầng. Và nguồn thu này cũng đáng kể trong tổng thu ngân sách… Thế nhưng 8 tháng cuối năm lại đang lo. Chiến tranh kết thúc thì việc làm ăn ổn định hơn nhưng giá dầu lại hạ. Chúng ta dự báo giá dầu chỉ có 23 USD/thùng. Vẫn phải tính toán nhiều mới chủ động được nguồn thu, khoản chi…

- Vừa rồi, Chính phủ có đề xuất chi 51 tỷ đồng cho phòng chống SASR, thưa Bộ trưởng, ý kiến Bộ Tài chính thế nào? Liệu khoản chi này có khiến cho "khoản chi" bị động? (câu hỏi của báo Sài Gòn Giải phòng)

- Nguồn thì không lo. Đã có quỹ dự phòng hàng nghìn tỷ đồng cho những việc như thiên tai, hạn hán. Còn phải rà soát xem cụ thể là chi cho việc gì. 

  • Lương Bích Ngọc
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng trưởng mạnh (05/05/2003)
Dự ước vốn huy động ngân hàng tại TP.HCM đạt 97.000 tỷ (05/05/2003)
Tồn kho 170.000 tấn thép (05/05/2003)
Philippines, Nhật Bản, Bangladesh đang nhận hồ sơ đấu thầu gạo (05/05/2003)
Ký hợp đồng uỷ thác cho vay hộ nghèo (05/05/2003)
Bộ Thương mại hướng dẫn xuất hàng dệt may sang Mỹ (05/05/2003)
Phải cố gắng quyết liệt trong 8 tháng còn lại (05/05/2003)
Từ 15/5, giảm một số loại phí và giá dịch vụ cảng biển (05/05/2003)
SSI mở cuộc thi phân tích cổ phiếu (04/05/2003)
Khai trương nhà hàng xoay đầu tiên ở Việt Nam (04/05/2003)
Dệt may xuất khẩu Việt Nam sẽ đạt 3,2 tỷ USD (04/05/2003)
Phát hành vé ''phí quốc lộ lượt'' dành cho xe con (04/05/2003)
Nhộn nhịp thị trường đất nông nghiệp (04/05/2003)
Đưa chứng từ điện tử vào nghiệp vụ kế toán (03/05/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang