Khi Việt Nam mua lại thương hiệu nước ngoài
10:49' 27/04/2003 (GMT+7)
Làm bánh kẹo tại Kinh Đô.
Cách đây nhiều năm, thương hiệu P/S được phía nước ngoài định giá vài triệu USD đã làm "bừng tỉnh" ý thức đầu tư thương hiệu trong giới doanh nhân Việt Nam. Có người lo ngại, các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam sẽ dần dà bị nước ngoài “nuốt chửng”. Nhưng từ năm 2002 bắt đầu có sự “đổi ngôi”: người đi mua lại thương hiệu bây giờ là các doanh nhân Việt.

Khởi xướng là một liên doanh Việt - Nhật: Vinabico - Kotobuki. Sau một thời gian hoạt động trên lĩnh vực chế biến thực phẩm, cái tên Vinabico - Kotobuki được người tiêu dùng biết đến qua các loại sản phẩm bánh trung thu, bánh kem, bánh kẹo các loại. Tuy nhiên, sau đó, Kotobuki quyết định bán lại cổ phần trong liên doanh cho phía Việt Nam. Vinabico chuyển thành công ty 100% vốn trong nước, với chiến lược mới và được sử dụng thương hiệu cũ trong vòng 5 năm.

Trên lĩnh vực xe máy, cuối 2002, một công ty tư nhân đã mạnh dạn “mua” lại quyền sử dụng thương hiệu động cơ xe máy Daelim nổi tiếng của Hàn Quốc. Một thời gian sau, Công ty Hoa Lâm đã chứng minh sự chuyển mình bằng một hợp đồng chuyển giao công nghệ và độc quyền sản xuất, tiêu thụ động cơ xe máy Daelim trên thị trường Việt Nam.

Mới đây, thêm một tin vui cho sự lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, đó là chuyện Công ty cổ phần Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Wall’s của Tập đoàn Unilever Việt Nam.

Tổng vốn đầu tư Unilever đã bỏ ra cho việc xây dựng nhà máy, quảng bá nhãn hiệu Wall’s trong 6 năm qua tại Việt Nam là hơn 20 triệu USD. Kem Wall’s hiện có 4.000 điểm bán, chiếm 50% thị phần kem Việt Nam. Theo ông Trần Cao Thành, Phó Giám đốc Công ty Kinh Đô, chỉ riêng trên góc độ đầu tư thương hiệu, Kinh Đô đã tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Từ chối cho biết giá sang nhượng, nhưng ông Thành cũng thừa nhận, cái giá Kinh Đô phải trả cho Unilever rẻ hơn nhiều so với việc Kinh Đô đi đầu tư mới một nhà máy kem, chưa kể còn được sử dụng lại lực lượng 130 công nhân giỏi nghề và được đào tạo bài bản của Unilever mà không mất một đồng nào phí đào tạo nhân lực.

Tương tự, Giám đốc Công ty Hoa Lâm cũng phải đeo đuổi nhiều năm, chứng minh được mình có thực lực, có uy tín thương trường mới đạt được hợp đồng chuyển giao công nghệ của Tập đoàn Daelim. Cái giá để độc quyền sản xuất và sử dụng thương hiệu Daelim tại thị trường Việt Nam không phải nhỏ, nhưng dây chuyền công nghệ, tay nghề công nhân đều do chính Daelim chuyển giao. Nhãn hiệu Dealim được nhiều người tiêu dùng biết đến, do đó, việc tiêu thụ và xây dựng thị phần dễ dàng hơn.

Mua lại “thương hiệu” là con đường tắt để đi vào thị trường nhanh nhất. Song, làm cách nào để phát huy hết lợi thế của việc mua lại thương hiệu? Theo Kinh Đô, lời giải ở chỗ chiến lược kinh doanh. Thất bại của một nhãn hiệu thường do chiến lược kinh doanh chưa hiệu quả. Khi bỏ tiền ra mua lại, người mua chắc chắn phải khảo sát kỹ lý do thất bại, tiềm năng thị trường và đã có bài học kinh nghiệm từ người đi trước.

(Theo SGGP)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nông nghiệp cần trên 3 tỷ USD vốn ODA (26/04/2003)
Bắt đầu xây Nhà máy thép Phú Mỹ (26/04/2003)
ING Bank rút khỏi Việt Nam vì SARS (26/04/2003)
Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao TP.HCM - lớn và công phu (26/04/2003)
Xây khu công nghiệp - đô thị lớn nhất miền Bắc (26/04/2003)
Bao giờ xe container có thể chạy mà không bị phạt? (26/04/2003)
TP.HCM đột phá trong quy hoạch GTVT (26/04/2003)
TP.HCM kỷ luật lãnh đạo nếu thực hiện CPH chậm trễ (26/04/2003)
540 tấn cá tồn đọng tại Hải Phòng (26/04/2003)
Giá vàng tăng mạnh (26/04/2003)
Thêm 2 văn phòng ngân hàng Mỹ tại Việt Nam (26/04/2003)
SBV thắt chặt việc xử lý tiền giả (26/04/2003)
GDP Hà Nội tăng 9,8% (26/04/2003)
Sẽ phải thuê mặt nước biển để nuôi thủy sản (26/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang