Thị trường thép vào cơn "sốt lạnh"
11:03' 25/04/2003 (GMT+7)

Lò vẫn nóng nhưng giá lại "lạnh".

Trung tuần tháng 2, mặt hàng thép lên cơn sốt giá tới mức Chính phủ phải bãi bỏ biện pháp quản lý giá trần loại sản phẩm chiến lược này. Nhưng chỉ chưa đầy hai tháng sau, thị trường thép "đóng băng" trở lại, mặc cho các doanh nghiệp thép hạ giá sản phẩm từng ngày. Vì đâu nên nỗi?

Thừa cung

Trong tháng 2, nếu các doanh nghiệp luyện cán thép dễ dàng tiêu thụ sản phẩm thì từ tháng 3 đến nay, lượng thép bán ra giảm mạnh. Thép của SSE tiêu thụ giảm 58% so với cùng kỳ năm 2002, HPS giảm 50%, Hòa Phát giảm 44%, Sunsteel giảm 27%, Pomina giảm 23%, Vinasteel giảm 19%...

Giá phôi thép thế giới đang giảm mạnh (chỉ còn 230-260 USD/tấn). Nhưng nhiều công ty thép Việt Nam trước đó đã ký hợp đồng nhập khẩu phôi thép giá 209-310 USD/tấn, nay hàng chục ngàn tấn phôi mới đến cảng. Điều này báo hiệu, sản phẩm của nhiều công ty thép còn tiếp tục tăng giá thành, càng gây bất lợi cho nhiều doanh nghiệp. Do đó, cơn sốt lạnh của thị trường thép chưa thể sớm khắc phục, mà còn kéo dài tới tháng 7, khi các doanh nghiệp sử dụng hết số phôi thép giá cao "lỡ mua".

Nhận xét tình trạng này, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam, ông Phạm Chí Cường cho rằng: "Đây là điều không bình thường. Mọi năm, tháng 3 là thời điểm mặt hàng thép tiêu thụ rất mạnh do vào mùa xây dựng". Tình trạng "đóng băng" của ngành thép thể hiện rõ nhất ở lượng hàng tồn kho đã lên tới 147.839 tấn sản phẩm các loại. Trong đó, các đơn vị của Tổng công ty Thép tồn kho gần 46.000 tấn sản phẩm. 5 doanh nghiệp liên doanh với Tổng công ty Thép "dự trữ ngoài ý muốn" 49.000 tấn. Còn lại là hàng tồn của 7 công ty ngoài hệ thống Tổng công ty Thép.

Hàng tồn kho nhiều, các doanh nghiệp thép phải tìm đến biện pháp hạn chế sản xuất, nhằm giảm áp lực thừa cung. Riêng Công ty Thép Nam Đô đã ngừng sản xuất trong tháng 3.

Các đại lý tiêu thụ thép cũng ảm đạm không kém. Theo ông Vũ An Khang, Phó Vụ trưởng Vụ Giá hàng Tư liệu sản xuất Ban Vật giá, Bộ Tài chính: "Thép tồn đọng trong hệ thống phân phối còn rất lớn. Nhiều đại lý đang "đắp chiếu" trong kho 10.000-20.000 tấn thép".

Sốt ruột vì tồn đọng sản phẩm, ngày 15/4, Công ty Thép miền Nam và Công ty Thép Vinakyoei hạ giá 300.000 đồng/tấn, Pomina hạ giá 200.000 đồng/tấn để tăng khả năng tiêu thụ. Việc này gây náo loạn thị trường, buộc Hiệp hội Thép Việt Nam phải "ra tay" để hạn chế cuộc đua phá giá.

Vì đâu nên nỗi?

Gây ra cơn "sốt lạnh", làm đóng băng thị trường thép là tại các doanh nghiệp ngành thép. Đó là nhận định của các chuyên gia Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp và của cả chính các doanh nghiệp thép.

Khi các "đầu nậu" thép thế giới chào bán phôi giá cao (tăng 30-35% so với thời điểm cuối năm 2002), các doanh nghiệp thép trong nước nhân cơ hội này đẩy giá bán sản phẩm lên cao. Thậm chí họ còn thuyết phục được Chính phủ bãi bỏ biện pháp quản lý giá trần mặt hàng thép.

Những việc này tác động mạnh tới thị trường tiêu thụ. Vì lo giá thép tăng, các nhà phân phối, đại lý tiêu thụ và cả các hộ tiêu dùng thép đã tìm mua tích trữ, gây nhu cầu giả tạo trên thị trường. Do đó, nhiều công ty đẩy được ra thị trường một lượng lớn sản phẩm, thu lợi lớn. Nay họ không bán được hàng cũng là kết quả sự "bội thực" thị trường do chính mình gây ra.

Tìm biện pháp hạ giá thép, nhiều doanh nghiệp đã đề nghị Chính phủ giảm thuế nhập khẩu phôi. Nhưng ông Phạm Công Tham, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Giá, Bộ Công nghiệp khẳng định: "Dứt khoát không giảm thuế nhập khẩu phôi. Đây là vấn đề không do dự nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước".

Thực tế việc khuyến khích sản xuất phôi thép đang có tác dụng. Trong lúc doanh nghiệp nhập khẩu phôi thép phải lao đao do biến động về giá, các doanh nghiệp sản xuất được phôi thép như Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép miền Nam đang hưởng lợi lớn do giá thành thấp.

Để chống hiện lượng bán phá giá thép, nhiều doanh nghiệp đề xuất Nhà nước lập giá sàn. Nhưng ông Vũ An Khang, Phó Vụ trưởng Vụ Giá hàng Tư liệu sản xuất Ban Vật giá, Bộ Tài chính cho rằng: "Sẽ khó thực hiện, bởi Nhà nước không có chính sách điều hành cứng và hạn chế can thiệp vào môi trường kinh tế thị trường như hiện nay, mà để cho thị trường điều tiết trên cơ sở pháp lệnh giá".

Thua lỗ của các doanh nghiệp thép là khó tránh. Nhưng đây có lẽ là lúc Hiệp hội Thép thể hiện vai trò bảo vệ quyền lợi cho các thành viên.

Được biết, Hiệp hội Thép đã cùng các doanh nghiệp thỏa thuận mức giá sàn mặt hàng thép từ 5.500-5.600 đồng/kg (chưa có thuế), đồng thời yêu cầu các công ty thép chấp hành để ổn định thị trường, nhằm giảm thiểu thiệt hại do "sốt lạnh".

Giá phôi thép thế giới đang giảm mạnh (chỉ còn 230-260 USD/tấn). Nhưng nhiều công ty thép Việt Nam trước đó đã ký hợp đồng nhập khẩu phôi thép giá 209-310 USD/tấn, nay hàng chục nghìn tấn phôi mới đến cảng. Điều này báo hiệu, sản phẩm của nhiều công ty thép còn tiếp tục tăng giá thành, càng gây bất lợi cho nhiều doanh nghiệp. Do đó, cơn sốt lạnh của thị trường thép chưa thể sớm khắc phục, mà còn kéo dài tới tháng 7, khi các doanh nghiệp sử dụng hết số phôi thép giá cao "lỡ mua".

(Theo Lao Động)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Danieli trúng thầu xây dựng Thép Phú Mỹ
Giá thép sẽ không giảm cho tới tháng 6
Thị trường thép đóng băng do giá quá nóng
CÁC TIN KHÁC:
Cổ phần hóa DN vàng bạc đầu tiên (25/04/2003)
Kiến nghị phân bổ hạn ngạch tiêu thụ cho DN mía đường (25/04/2003)
"Quan hệ thương mại Việt Nam - Iraq thời hậu chiến sẽ khác về chất" (24/04/2003)
Sản xuất của nhiều ngành công nghiệp tăng mạnh (24/04/2003)
Da giày ''xuất'' nhanh nhưng không chắc (24/04/2003)
Nhiều DN nhà nước thờ ơ với thương hiệu (24/04/2003)
Xuất 610 tấn gạo thơm đi Mỹ và Hongkong (24/04/2003)
Sắp có dịch vụ gọi điện thoại qua Internet (24/04/2003)
Giá mật ong giảm mạnh (24/04/2003)
DN "nghẹn hàng" ở cảng Hải Phòng đã "dễ thở" hơn (24/04/2003)
Linh kiện xe máy nhập vượt công suất chịu thuế 60% (24/04/2003)
Doanh nghiệp vẫn nhức đầu về chuyện đất đai (24/04/2003)
Cuộc đua mới trên thị trường ôtô (24/04/2003)
Việt Nam cần có mô hình khu công nghiệp mới (23/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang