Mặt hàng thế mạnh Việt Nam có thể thâm nhập Nhật Bản
08:58' 22/04/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo đánh giá của các chuyên gia thương mại trong một hội thảo kinh tế tổ chức ở TP HCM, Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng của hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là đối với một số mặt hàng như: hải sản, dệt may, giày dép, gốm sứ, rau quả…

 

Tôm hùm nhập khẩu chiếm tới 90% thị trường Nhật Bản lại không bị hạn chế bởi quota nhập khẩu. Hải sản Việt Nam, nhất là tôm được đánh giá cao. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Nhật Bản hiện đạt mức 340-350 triệu USD/năm. Tuy nhiên, để tạo được uy tín và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, các doanh nghiệp chế biến hải sản Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến việc đảm bảo thời gian giao hàng, vệ sinh kiểm dịch, chất lượng, kích cỡ và độ tươi sản phẩm. DN có thể liên hệ theo địa chỉ bán hàng: Japan Marine Products Importers Association hoặc Japan Frozen Food Inspection Corporation.

Giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả, thực phẩm chế biến và chè xanh của Nhật hàng năm đạt gần 3 tỷ USD, nhưng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam sang Nhật mới chỉ đạt 7-8 triệu USD/năm, chiếm chưa đến 0,3% thị phần. Hiện người tiêu dùng Nhật Bản đã chấp nhận một số loại rau quả Việt Nam.

Hàng gia dụng, thủ công mỹ nghệ, sơn mài, đồ gỗ gia dụng và mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá là phù hợp với thị trường Nhật Bản. Nhưng cơ cấu hàng còn đơn giản với trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế. Khối lượng nhập khẩu nhóm đồ gia đình của Nhật tăng khoảng 22% năm. DN sản xuất cần chú ý thiết kế sản phẩm phù hợp với căn buồng nhỏ và những sàn nhà bằng tatami. Địa chỉ liên hệ chào hàng: International Dev. Association of the Furniture Industry of Japan; Federation of Japan Furniture Manufacturers Association.

Gạch lát và đá xây dựng là mặt hàng mà Việt Nam có thể nâng kim ngạch xuất khẩu lên mức cao tại Nhật Bản. Nước này thường nhập Granit từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và ASEAN. DN có trong tay địa chỉ: The Buiding Stone Association of Japan; Japan Ceramic Tile Manufacture's Association; Tokushima Stonework Inc. Riêng về sản phẩm gốm sứ, các công ty nhập khẩu Nhật Bản hiện gần như đã rút khỏi thị trường nhường cho siêu thị và cửa hàng bán lẻ liên hệ với người sản xuất. DN Việt Nam có thể liên hệ trực tiếp hoặc qua Internet với hệ thống siêu thị Nhật Bản.

Hàng dệt may hiện đã xuất khẩu được vào Nhật với kim ngạch khá cao (khoảng 400-500 triệu USD/năm) nhưng thị phần của Việt Nam tại Nhật còn rất nhỏ bé (khoảng 2%) so với Trung Quốc (65%), Italia (8%) và Hàn Quốc (6%). Theo ông Ken Arakawa - Tổng Giám đốc Công ty Seiyu, DN Việt Nam cần chú trọng đến sản xuất dệt kim bởi khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu dệt may của của Nhật là mặt hàng này. Mục tiêu đặt ra cho ngành là năm 2005 đạt 0,8 đến 1,1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản.

  • Diệu Thuý
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
NAFIQACEN sẽ kiểm tra chloramphenicol hàng thủy sản đi Canada (22/04/2003)
Nhiều nhà nhập khẩu hoãn mua phân bón (22/04/2003)
DN Việt Nam chuẩn bị tham dự hàng loạt hội chợ tại nước ngoài (21/04/2003)
''Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng của Boeing'' (21/04/2003)
Cà Mau có chợ bán... mật gấu (21/04/2003)
Hàng hoá tồn quá 90 ngày trong kho ngoại quan có thể bị huỷ (21/04/2003)
Mỗi năm, VN chỉ được xuất 1,7 tỷ USD hàng dệt may vào Mỹ (21/04/2003)
Vietsovpetro phát hiện các tầng dầu khí mới (21/04/2003)
''San'' bớt quyền giám đốc cho HĐQT (21/04/2003)
Dự trữ 1,2 triệu tấn ximăng để bình ổn giá (21/04/2003)
Đang có chuyện quay vòng quota nhập nguyên liệu thuốc lá (21/04/2003)
Giá vàng: Chuyện trong nhà, ngoài phố (21/04/2003)
Cuối tháng 4 sẽ xong đường xuyên Á (21/04/2003)
Năm nay sẽ giải thể 3 DNNN ngành thuỷ sản (20/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang