Những nét văn hoá cần chú ý của doanh nghiệp Nhật
08:20' 18/04/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Nhật Bản là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch buôn bán 5 tỷ USD/năm, đứng thứ ba trong số các nước đầu tư vào Việt Nam với 369 dự án, số vốn đăng ký 4,385 tỷ USD và đứng đầu về tỷ lệ vốn thực hiện 73%. Tại một hội thảo tổ chức ở TP.HCM, Thạc sĩ Nguyễn Tất Thịnh - giảng viên khoa Kinh tế (Học viện Hành chính quốc gia) đã trình bày về những đặc trưng văn hoá doanh nghiệp (VHDN) Nhật Bản tác động đến kinh doanh. 

DN Nhật Bản - hợp sức phát triển kinh tế.

Hầu hết DN Nhật Bản đều mang triết lý kinh doanh riêng cho mình. Điều này có ý nghĩa như mục tiêu xuyên suốt, định hướng cho DN trong một thời kỳ dài hoạt động. Thông qua triết lý kinh doanh, DN đã xác định nền tảng phát triển, gắn kết mọi người và làm cho khách hàng biết đến DN. Sony - tập đoàn sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới có phương châm: "Sáng tạo là lý do tồn tại của chúng ta". Còn Matsushita Electric, hãng kinh doanh nhất nhì Nhật Bản với hàng điện tử gia dụng mang nhãn hiệu như National, Panasonic... thì khẳng định: "Cần phải sản xuất con người trước khi sản xuất sản phẩm. Con người chất lượng mới mong sản phẩm có chất lượng". Tập đoàn đa quốc gia này có khoảng 240.000 nhân viên, tổng doanh thu hàng năm lên tới 56 tỷ USD (tương đương 85% GDP của Singapore 1992).

Lựa chọn giải pháp tối ưu giúp các DN Nhật Bản tranh gây xung đột giữa DN - Xã hội, DN - khách hàng, DN - DN đối tác, Cấp trên - cấp dưới. Các quy định Pháp luật hay quy chế của DN thường soạn thảo khá "lỏng lẻo" linh hoạt nhưng ít trường hợp lạm dụng bởi một bên. Yoichi Suminokura, doanh thương nổi tiếng vượt hẳn so với đồng sự cùng thời bởi có tầm nhìn xa và không suy nghĩ dập khuôn về thương nghiệp. Ông đã thảo ra "Quy ước trên thuyền" nhằm quy định những nguyên tắc mà khách thương, thuỷ thủ và những người trên tàu phải tuân theo. Chữ Tín và ''lợi mình lợi người" trong quan hệ giao dịch được đặt lên hàng đầu.

Người Nhật Bản quan niệm rằng: trong bất cứ ai cũng tồn tại cả mặt xấu và mặt tốt, tài năng dù ít hay nhiều cũng đều nằm ở mỗi bàn tay. Vì vậy, hầu hết DN Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quý giá nhất tạo nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững của DN. Mazda là công ty xe hơi lớn thứ ba ở Nhật, một trong 10 công ty xe hơi hàng đầu thế giới, mỗi năm xuất xưởng chừng 10 triệu xe các loại. Sự thành công của Mazda là tôn trọng tính sáng tạo và tinh thần dám nghĩ dám làm của nhân viên. Công ty đã triển khai hoạt động kiến nghị hợp lý hoá, bình quân mõi người một năm đưa chừng 30 kiến nghị. Từ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật hay người bán hàng đều rút ra bài học cho mình từ việc làm này.

Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động độc đáo. Các DN lớn ở Nhật Bản chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số DN, còn lại là DN vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa chúng thì rất đa dạng và hiệu quả. Đó là liên kết hàng ngang giữa những công ty mẹ nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của công ty thành viên, tăng sức cạnh tranh vào thị trường lớn và đối thủ quốc tế. Dưới mỗi công ty mẹ là vô số công ty con liên kết theo chiều dọc phát huy lợi thế tương đối của mọi thành viên, khai thác thị trường tại chỗ, thích nghi nếu kinh tế biến động. DN Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thoả mãn nhu cầu khách hàng, đi trước thị trường và kết hợp hài hoà các lợi ích...

Nét độc đáo của VHDN Nhật Bản là một yếu tố quan trọng để DN gặt hái nhiều thành tựu trong kinh doanh. Một nước nghèo tài nguyên, ngôn ngữ có nhiều hạn chế, từng thất bại trong thế chiến II với nhiều ràng buộc bất lợi đã vươn lên thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới cũng từ sự gắn kết hết sức mình của DN Nhật Bản trong sự nghiệp phát triển kinh tế.

Với dân số 127 triệu người (tháng 1/2001), GDP đạt xấp xỉ 4.417.060 triệu USD (512,2 nghìn tỷ yên) vào năm 2000, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, đồng thời cũng là nước nhập khẩu lớn với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 300-400 tỷ USD.
  • Diệu Thuý (lược ghi)
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Techcombank: Gửi tiết kiệm được thẻ mua hàng
CÁC TIN KHÁC:
3 điều kiện cổ phần hoá DN có vốn đầu tư nước ngoài (18/04/2003)
Mức tăng trưởng của Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi SARS và chiến tranh Iraq (18/04/2003)
Sắp mở cổng giao dịch thương mại điện tử đầu tiên (17/04/2003)
Chỉ ICP được phép kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên Internet? (17/04/2003)
Giá vàng cuối năm sẽ giảm 40 USD/ounce? (17/04/2003)
Bảo Việt và VPBank thế chỗ Hà Nội Vàng (17/04/2003)
Thị trường thép đóng băng do giá quá nóng (17/04/2003)
Du lịch nội địa đắt hàng (17/04/2003)
Vietnam Airlines có chiếc Boeing 777 đầu tiên (17/04/2003)
Ngư dân An Giang có thể vay không cần tài sản bảo đảm (17/04/2003)
Hoãn dự hội chợ quốc tế tại vùng có dịch SARS (17/04/2003)
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang kêu cứu Chính phủ (17/04/2003)
Không nên nhập khẩu phân bón (17/04/2003)
Trái phiếu đô thị: Ai bán, ai mua? (17/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang