Giá xăng dầu thế giới thấp hơn giá bán lẻ trong nước
18:13' 16/04/2003 (GMT+7)
Chỉ người tiêu dùng là thiệt thòi.

Tăng giá bán lẻ xăng dầu thêm 300-500 đồng/lít để giảm lỗ cho DN XNK xăng dầu, đồng thời, Bộ Thương mại yêu cầu các DN phải nhập hàng ồ ạt, trong khi giá xăng dầu đang ở mức cao nhất. Sau đó, thuế nhập khẩu xăng dầu thông dụng lại được tăng từ 0 lên 20%. Từ một dự đoán thiếu chính xác, Bộ Thương mại có ít nhất 2 quyết định gây nhiều bất lợi.

Thời điểm tháng 2, do tin tức về việc Mỹ tấn công Iraq, giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, đạt tới 40 USD/thùng vào ngày 28/2, cao nhất trong vòng 12 năm qua. Thời điểm này trong nước, giá xăng dầu ''sốt'', nhiều cửa hàng hạn chế lượng bán ra, tự động nâng giá bán... Với tính toán đơn giản, nếu chiến tranh Iraq xảy ra, nguồn cung thế giới sẽ tiếp tục tăng cao nữa. Bộ Thương mại, một mặt, đề nghị Chính phủ tăng giá bán lẻ xăng dầu lên 300-500 đồng/lít; mặt khác, hối thúc DN đầu mối phải nhanh chóng nhập hàng trong tháng 3.

Và thế là, chỉ trong vòng chưa đầy 15 ngày đầu tháng 3, các đầu mối xăng dầu lớn, như Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư (Petec), Công ty Dầu khí TP.HCM... theo chỉ đạo của Bộ Thương mại, đã nhập ồ ạt hàng triệu tấn xăng dầu, vào thời điểm giá dầu lên đỉnh điểm. Đồng thời, Bộ Thương mại cũng rút giấy phép của 4 DN vì ''không thực hiện nghiêm túc tiến độ nhập khẩu xăng dầu theo mục tiêu''.

Và thực tế cho thấy, khác hẳn với phán đoán của Bộ Thương mại, chỉ một ngày sau khi Mỹ tấn công Iraq (20/3), giá dầu tụt xuống 30 USD/thùng. Đến 13/4, khi Mỹ đã kiểm soát được Iraq, giá dầu thế giới chỉ còn ở mức 27,5 USD/thùng, thấp hơn giá bán lẻ trong nước khoảng 1.000 đồng/lít, dầu DO thấp hơn 500 đồng/lít.

Do vậy, ngày 10/4, thuế nhập khẩu xăng dầu thông dụng đã được điều chỉnh tăng. Khoản tăng thêm này sẽ giúp Nhà nước thu lại phần nào số tiền bỏ ra trước đây để bù lỗ cho DN nhập khẩu. Nhưng tiền mà các DN Việt Nam bỏ ra nhập khẩu một khối lượng xăng dầu khổng lồ, vào đúng thời điểm giá kịch trần, thì không thể nào lấy lại được. Đấy là chưa kể, việc tăng giá xăng dầu kéo theo giá nhiều sản phẩm, dịch vụ khác cũng tăng.

Quay lại việc 4 DN xăng dầu bị rút giấy phép nhập khẩu, cứ cho lý do mà Bộ Thương mại đưa ra là đúng (các DN hiện đang khiếu nại vì tính thiếu khách quan của nó), đây cũng không phải là cách quản lý trong kinh tế thị trường, nhất là đối với mặt hàng linh hoạt như xăng dầu. Bộ Thương mại đã có lý khi lên kế hoạch đối phó với khả năng khủng hoảng giá dầu, nhưng nó cần được lập trên những tính toán kinh tế mà không phải bằng mệnh lệnh hành chính. Hơn nữa, kế hoạch ấy cần phải tách biệt với hoạt động kinh doanh của DN, hoặc chí ít, nó phải nằm trong cơ chế điều hành khác.

Đứng ở góc độ người tiêu dùng, xin nêu hai vấn đề: Thứ nhất, khi tăng giá trần bán lẻ xăng dầu, Nhà nước đã kêu gọi 3 thành phần (Nhà nước, DN và người tiêu dùng) cùng nhau chịu thiệt. Nay, giá xăng dầu thế giới đã giảm mạnh, chẳng lẽ cứ để người tiêu dùng thiệt thòi? Thứ hai, DN kinh doanh xăng dầu kêu, hàng mua về dự trữ ở thời điểm giá cao vẫn chưa tiêu thụ hết. Song, lấy mức tiêu thụ cả nước (khoảng 900.000m3 xăng dầu/tháng) so với lượng xăng dầu mà các DN dự trữ, thì đến thời điểm này, số hàng mua vào tính ra đã hết, hoặc sắp hết. Vậy, việc người tiêu dùng đòi giá xăng dầu được điều chỉnh ở mức thấp hơn là hợp lý.

(Theo Thanh Niên)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
TP.HCM sẽ phân cấp thu thuế nhà đất cho quận huyện? (16/04/2003)
5 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản (16/04/2003)
Kem Wall sẽ do Kinh Đô sản xuất (16/04/2003)
Hàng vạn công nhân lắp ráp xe máy mất việc (16/04/2003)
Làm gì để giải tỏa hàng ách tại cảng Hải Phòng? (16/04/2003)
Đăk Lăk có thêm một nhà máy chế biến bông (16/04/2003)
Thêm một DN du lịch 100% vốn nước ngoài (16/04/2003)
''Nhiều DN Việt Nam không biết bám thị trường'' (16/04/2003)
TP.HCM thành lập Trung tâm khai thác quỹ đất phục vụ đầu tư (16/04/2003)
Xây nhà ở nông thôn cũng cần giấy phép? (16/04/2003)
Nam Phi - thị trường triển vọng cho dệt may Việt Nam (16/04/2003)
''Phải có mạng lưới sản xuất giống'' (15/04/2003)
Giảm yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu và nội địa hóa (15/04/2003)
Hết vòng hai, Hiệp định Dệt may chưa ngã ngũ (15/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang