''Nhiều DN Việt Nam không biết bám thị trường''
14:43' 16/04/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - "Một công ty Việt Nam liên hệ với chúng tôi nói rằng, họ muốn bán các mặt hàng xây dựng sang Nhật Bản. Chúng tôi đáp lại là muốn biết cụ thể hàng xây dựng gì, nhưng đã không nhận được câu trả lời. Chúng tôi nghĩ công ty đó không có thiện chí bán hàng. Các bạn cần kiên trì hơn nếu muốn bán sản phẩm của mình", ông Ken Arakawa - Tổng Giám đốc Công ty Seiyu (Hà Nội) phát biểu

Tôm nhập khẩu chiếm 90% thị trường Nhật Bản.

Một hội thảo về Nghiệp vụ và Kinh nghiệm thực tiễn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vừa được tổ chức tại TP.HCM để các doanh nghiệp, nhà quản lý có thể trao đổi ý kiến quanh vấn đề này.

Ông Arakawa đánh giá, nhiều mặt hàng Việt Nam có chất lượng cao, mẫu mã đẹp phù hợp với thị trường Nhật Bản như hàng gia dụng, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, sơn mài... Tuy nhiên, giá sản phẩm còn cao, chất lượng chưa đồng đều nên sức cạnh tranh yếu và chưa chiếm được thị phần lớn. Tính đáp ứng tức thời của một số DN xuất khẩu chưa mạnh. "Ở Nhật Bản, khi người ta không nhận được câu trả lời trong vòng ba ngày, họ sẽ nghĩ rằng bạn không quan tâm tới chào/hỏi hàng của họ. Nếu xảy ra hư hỏng liên quan đến lô hàng giao, đừng trốn tránh hay phớt lờ, nên thử nhận sai sót và bồi thường thiệt hại" - Tổng Giám đốc Công ty Seiyu cho biết. 

Theo đánh giá của đại diện JETRO (Tổ chức xúc tiến thương mại & đầu tư giữa Nhật Bản và các nước trên thế giới có mạng lưới ở cả Hà Nội và TP.HCM), kiến thức chuyên môn về hàng hoá của nhiều DN Việt Nam còn thiếu. Nhiều trường hợp đưa ra hàng mẫu nhưng chưa nói được ngày giao hàng hoặc xuất xứ nguyên liệu làm ra sản phẩm. Như vậy, đối tác Nhật Bản sẽ đánh giá DN mới chỉ bán thành phẩm chứ không phải bán sản phẩm đầy đủ. Có nghĩa là, kỹ năng xây dựng và bám sát thị trường của DN chưa đáp ứng yêu cầu.

"Nhà nhập khẩu Nhật Bản mặc dù về cơ bản đã chấp nhận mẫu hàng, nhưng để quyết định đặt hàng còn muốn thăm cơ sở sản xuất để xem xét khả năng và khảo sát hoạt động sản xuất thực tế. Vì vậy, để có được một hợp đồng chính thức thậm chí giá trị không lớn lắm, có khi mất hơn một năm theo đuổi. Cần phải chấp nhận và giành được sự tin cậy để làm ăn lâu dài. Về sau bạn sẽ thu hồi cao hơn rất nhiều so với chi phí và công sức bỏ ra", ông Nguyễn Hữu Thắng, Giám đốc Công ty Haprosimex SaiGon trình bày về kinh nghiệm xuất khẩu hàng sang Nhật Bản. (Haprosimex có 50 khách hàng Nhật đang giao dịch).

Ông Thắng nhấn mạnh, tại các hội chợ quốc tế, DN Nhật không bao giờ đặt hàng với sản phẩm lần đầu tiên trưng bày. Vì vậy, quan trọng là công tác chuẩn bị sau hội chợ. "Thông thường, DN Việt Nam đem hàng giới thiệu ở đây có tới 100-200 địa chỉ nhưng thực tế chỉ thành công với 2-5 khách hàng. Công tác duy trì lễ tiết xã giao là không thể xem nhẹ nhằm duy trì các mối quan hệ sẵn có để tiếp tục phát triển quan hệ buôn bán", Giám đốc Haprosimex SaiGon nói.

So với châu Âu và châu Mỹ, thuế nhập khẩu của Nhật Bản rẻ hơn nhiều, một số mặt hàng còn được miễn thuế. Có một vài mặt hàng giới hạn nhập khẩu hoặc quy định chặt chẽ. Tuy nhiên, các rào chắn ấy có thể mở ra dễ dàng hơn nếu DN bền bỉ, kiên trì giữ chữ tín với bạn hàng, đồng thời hoàn thiện khẩu sản xuất, tạo nguồn hàng, giao dịch chào bán và xây dựng thương hiệu.

Việt Nam thường xuất khẩu dầu thô, cà phê chè, hàng dệt may, giày dép, hải sản, thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, đồ gỗ gia dụng... nhưng mới chỉ đáp ứng một tỷ lệ rất nhỏ nhu cầu của thị trường Nhật Bản. Dầu thô chiếm 1,8-2%. Hải sản 2,8-3% và may mặc 2,9%. 
  • Diệu Thuý
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
TP.HCM thành lập Trung tâm khai thác quỹ đất phục vụ đầu tư (16/04/2003)
Xây nhà ở nông thôn cũng cần giấy phép? (16/04/2003)
Nam Phi - thị trường triển vọng cho dệt may Việt Nam (16/04/2003)
''Phải có mạng lưới sản xuất giống'' (15/04/2003)
Giảm yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu và nội địa hóa (15/04/2003)
Hết vòng hai, Hiệp định Dệt may chưa ngã ngũ (15/04/2003)
Nhật viện trợ không hoàn lại 2 triệu USD cho Việt Nam (15/04/2003)
Khẩu trang chống SARS phải đóng thuế 75%? (15/04/2003)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế châu Á giảm mạnh do SARS (15/04/2003)
Tài sản nào sẽ tăng lệ phí trước bạ? (15/04/2003)
Hôm nay, khai mạc hội chợ xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc (15/04/2003)
ĐBSH giữ vững 7 triệu tấn lương thực mỗi năm (15/04/2003)
DN xe máy được thắc mắc về thuế 2001 đến hết ngày 20/4 (15/04/2003)
Giá gas tiếp tục giảm thêm 250 đồng/kg (15/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang