Nam Phi - thị trường triển vọng cho dệt may Việt Nam
07:36' 16/04/2003 (GMT+7)

Người Nam Phi chuộng màu sắc sặc sỡ

Đánh giá về Nam Phi, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) khẳng định, "Đây là một trong những thị trường nằm trong kế hoạch xúc tiến thương mại, tìm kiếm và khai thác mới mà Vitas cho rằng rất có nhiều cơ hội".

Ông Trần Mạnh, tham tán thương mại Việt Nam tại Nam Phi, cho biết nước này không áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may nhập khẩu. Hiện Nam Phi tuân thủ các hiệp định tự do thương mại với một số nước như EU, Zimbabwe... Trên cơ sở các hiệp định đó, Nam Phi áp thuế cho mặt hàng may mặc cũng như các mặt hàng khác.

Nam Phi cũng đang tiến hành đàm phán ký kết hiệp định tự do thương mại với Trung Quốc và Ấn Độ - hai trong số các quốc gia có thế mạnh về ngành dệt may trên thế giới hiện nay. Mức thuế chung dao động từ 20-60% (doanh nghiệp quan tâm có thể tìm hiểu thêm ở địa chỉ http://www.rapidttp.co.za/tariff/chpindx.html ).

Cũng theo ông Trần Mạnh, chiếm tới 77% dân số, người da đen thích mặc những loại quần áo rẻ tiền, chủ yếu là quần jean, áo thun, áo phông. Chất liệu phải bền, màu sắc càng... màu mè và càng đậm càng được ưa chuộng.

Dân da trắng (chiếm hơn 14% dân số) lại thích màu sáng và sành điệu hơn trong ăn mặc, nhất là giới trẻ. Họ chuộng tông màu cơ bản, kiểu dáng châu Âu, nhưng đơn giản, tiết kiệm vẫn là tiêu chí hàng đầu. "Nhìn chung, dân Nam Phi da trắng cũng như da đen đều thích mặc đơn giản, không câu nệ và quá chăm chút tới ăn mặc", ông Mạnh nói.

Ngoài ra, hàng may mặc còn phân theo mùa và theo vùng. Nam Phi chỉ có hai mùa: đông và hè. Mùa hè từ tháng 9 đến tháng 2, nóng vào ban ngày nhưng ban đêm có thể lạnh xuống tới 50 C. Điều này khiến giới ít tiền (chủ yếu là người da đen) muốn mua một chiếc áo ấm để có thể khoác vào ban ngày, và đủ ấm vào ban đêm.

Để tính giá bán, thông thường các siêu thị ở Nam Phi cộng thêm 50-90% vào giá thành sản phẩm. Đối với sản phẩm may mặc, họ có thể cộng ở mức cao nhất. Một áo choàng phụ nữ vải dúm thân trước có giá khoảng 75 rand/áo, quần bằng vải denim có chất co giãn 160 rand/quần, váy kaki bạc màu 100% cotton, khoảng 199 rand/chiếc. Với áo đàn ông, một áo T-shirt có phối cổ giá khoảng 35 rand/áo; còn trẻ em (khoảng 1 tuổi), một bộ áo liền quần tay ngắn khoảng 40 rand/bộ... (1 USD = 7,78 rand).

Ông Nguyễn Đức Hoan, giám đốc Công ty TNHH may Song Ngọc (TP.HCM), hoàn toàn tin rằng doanh nghiệp của ông có thể xâm nhập thị trường Nam Phi. Theo ông Hoan, hai đặc điểm quan trọng là "không hạn ngạch và không đòi hỏi cao" phần nào đã làm giảm bớt sự lo ngại của doanh nghiệp, khi lần đầu tiên vào nước này.

Cách tiếp cận tốt nhất mà hầu hết các doanh nghiệp đều đồng ý là tham gia hội chợ triển lãm tổ chức tại Nam Phi. Ông Hoan cho biết: "Cứ một nhóm doanh nghiệp cùng đăng ký một gian hàng, mang những sản phẩm phù hợp thời tiết và thị hiếu của người Nam Phi sang chào hàng chắc chắn sẽ có hiệu quả".

(Theo Tuổi Trẻ)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
VietNamNet - Mỹ tiếp tục gây sức ép với hàng dệt may Việt Nam
Hôm nay, đàm phán hiệp định dệt may Việt - Mỹ vòng 2
Hết vòng hai, Hiệp định Dệt may chưa ngã ngũ
Dệt may Việt Nam sau 2004 tại thị trường EU
CÁC TIN KHÁC:
''Phải có mạng lưới sản xuất giống'' (15/04/2003)
Giảm yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu và nội địa hóa (15/04/2003)
Hết vòng hai, Hiệp định Dệt may chưa ngã ngũ (15/04/2003)
Nhật viện trợ không hoàn lại 2 triệu USD cho Việt Nam (15/04/2003)
Khẩu trang chống SARS phải đóng thuế 75%? (15/04/2003)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế châu Á giảm mạnh do SARS (15/04/2003)
Tài sản nào sẽ tăng lệ phí trước bạ? (15/04/2003)
Hôm nay, khai mạc hội chợ xuất khẩu lớn nhất Trung Quốc (15/04/2003)
ĐBSH giữ vững 7 triệu tấn lương thực mỗi năm (15/04/2003)
DN xe máy được thắc mắc về thuế 2001 đến hết ngày 20/4 (15/04/2003)
Giá gas tiếp tục giảm thêm 250 đồng/kg (15/04/2003)
Hỗ trợ xuất khẩu không phân biệt thị trường (14/04/2003)
Giá phân bón vẫn đứng ở mức trên trời (14/04/2003)
Một số trường hợp không bị cưỡng chế thuế (14/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang