Thiết kế nhãn hiệu hàng hóa: Tính chuyên nghiệp ở đâu?
07:05' 13/04/2003 (GMT+7)
DN Việt Nam chưa có nhãn hiệu hàng hóa thành công như Nescafé.

"Nhãn hiệu Nescafé đã nổi tiếng thế giới với hình ảnh chiếc cốc đỏ có làn khói bay lên. Nhãn hiệu của một vài hãng cà phê Việt Nam "sinh sau đẻ muộn" cũng nhái lại hình ảnh này. Sự trùng lặp, nhái lại của nhãn hiệu hàng hóa cho thấy, nhiều họa sĩ thiết kế khuất phục trước khách hàng, không muốn và không đủ trình độ tư vấn cho doanh nghiệp một nhãn hiệu hàng hóa mang phong cách riêng".

Họa sĩ thiết kế Nguyễn Tri Phương Đông đã dẫn ra sự thiếu sáng tạo trong thiết kế nhãn hiệu hiện nay. Ông nhận xét: "Từ đường nét đến màu sắc thiếu sự độc đáo về ngôn ngữ đồ họa, không làm rõ đặc thù sản phẩm, tính văn hóa trên nhãn hiệu". Và trên thực tế, một mẫu mã xấu, trùng lặp thường được được hiểu là chất lượng kém của sản phẩm.

Quá trình sáng tạo hình ảnh nhãn hiệu hàng hóa vốn là công việc của công ty tư vấn, thiết kế chuyên nghiệp. Nhưng nhiều doanh nghiệp lại không thông qua các công ty tư vấn. Họ tới gặp thẳng họa sĩ thiết kế. Tuy nhiên, doanh nghiệp và họa sĩ thiết kế hiện vẫn chưa tin cậy nhau.

Có doanh nghiệp cho rằng, họ là người đi mời, nên có thể áp đặt họa sĩ thiết kế vẽ theo ý muốn của mình, thậm chí, "vẽ" nhãn hiệu hàng hóa bằng cảm tính chủ quan, không quan tâm đến thị trường. Có doanh nghiệp lại muốn họa sĩ thiết kế vẽ cho một nhãn hiệu giống một nhãn hiệu đã có trên thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ đưa cho họa sĩ thiết kế những thông tin như sản phẩm thuộc loại nào, đặc tính, cấu tạo, chủng loại, kích thước, hình dáng. Nhưng họ lại không cung cấp thông tin về bản thân, hoạt động của doanh nghiệp. Như thế, họa sĩ thiết kế chẳng qua là người thợ vẽ bao bì, biển quảng cáo, triển khai ý đồ quảng cáo sản phẩm.

Về phần họa sĩ thiết kế, nếu nhìn vào số lượng cử nhân tốt nghiệp ngành mỹ thuật đồ họa mỗi năm, sẽ thấy không thiếu. Tuy nhiên, họa sĩ riêng về bao bì, nhãn hiệu còn quá ít. Có lẽ, một số họa sĩ thiết kế còn quan niệm nhãn hiệu hàng hóa là một nghề tay trái, một chỗ kiếm thêm. Một họa sĩ thiết kế trẻ nói: "Có năng khiếu hội họa nhưng chưa biết làm việc một cách bài bản, thẩm mỹ trong cả một quy trình cụ thể làm ra một nhãn hiệu hàng hóa - có lẽ đó là điểm yếu chung".

Không chỉ vậy, nhiều họa sĩ chấp nhận nghe theo chỉ đạo của doanh nghiệp. Họ quên mất rằng, ngoài nhiệm vụ thiết kế của mình, họa sĩ nên là người tư vấn để doanh nghiệp nhìn ra vấn đề. Và một nhãn hiệu hàng hóa xấu là lỗi của cả hai phía - doanh nghiệp và họa sĩ thiết kế.

(Theo Lao Động)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Việt Nam nhập trên 100 tấn khoai tây giống/năm (12/04/2003)
Halliburton tính phần trong ''miếng bánh Iraq'' (12/04/2003)
Hà Nội tuyên dương 10 DN (12/04/2003)
Chấn chỉnh việc bán bảo hiểm xe máy mang tính áp đặt (12/04/2003)
Du lịch Việt Nam quảng bá trên CNN (12/04/2003)
Thuế suất một số mặt hàng xăng dầu tăng 20% (12/04/2003)
Mùa nóng, nước giải khát bán chạy (12/04/2003)
Kê khai đăng ký kinh doanh không chính xác sẽ bị phạt 10 triệu đồng (12/04/2003)
Tương lai của những mỏ dầu Iraq (12/04/2003)
15 công trình lớn của Hà Nội ''vướng'' giải phóng mặt bằng (12/04/2003)
Mỹ tiếp tục gây sức ép với hàng dệt may Việt Nam (11/04/2003)
Dự luật Đất đai xóa bỏ tàn dư cuối cùng của cơ chế bao cấp (11/04/2003)
Khó cập nhật thông tin DN vi phạm về hải quan (11/04/2003)
3 phút cho phiên đấu giá quyền sử dụng đất đầu tiên (11/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang