Tương lai của những mỏ dầu Iraq
08:42' 12/04/2003 (GMT+7)
Quân đội Mỹ đã kiểm soát được những mỏ dầu phía Nam Kirkuk.

Khoảng 112 tỷ thùng dầu đang chảy trong lòng đất nước Iraq, chiếm 1/10 trữ lượng dầu của thế giới. Chính quyền Mỹ đang tính chuyện quản lý nguồn dầu mỏ lớn thứ hai thế giới này. Các công ty Mỹ cũng đã chuẩn bị cho các hợp đồng tiến vào Iraq. Người dân Iraq đang rất băn khoăn, liệu dòng máu nuôi sống đất nước và con người Iraq từ bao nhiêu năm nay có chảy vào túi những ông chủ Mỹ? 

Chính quyền Bush: ''Dầu của Iraq sẽ chỉ phục vụ nhân dân Iraq''

Lực lượng đồng minh đã kiểm soát được những mỏ dầu ở phía Nam, khả năng trong một vài tháng tới chúng này sẽ được phục hồi. Quân đội Mỹ cũng tuyên bố, hiện 1.000 mỏ dầu ở miền Nam Iraq đã được bảo toàn. 

Chính quyền ông Bush cam kết, những mỏ dầu Iraq sẽ chỉ để phục vụ cho quá trình tái thiết Iraq và viện trợ nhân đạo cho nhân dân nước này. Hiện quân đội Mỹ và lực lượng người Kurk đã tiến vào phía Nam của thành phố Kirkuk, ''rốn dầu'' phía Bắc Iraq. Bảo vệ mỏ dầu được đặt ra như nhiệm vụ hàng đầu của quân đội Mỹ. Theo quan chức quân đội Mỹ, hiện một số đường ống dẫn dầu vẫn đang bị rò rỉ ra phía Ceyhan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Các công ty Mỹ là những nhân vật đầu tiên hăm hở tiến vào Iraq. Liên đoàn Chủ trang trại California cho biết, nông dân Mỹ đang mong đợi khoản xuất khẩu 800 triệu USD/năm vào Iraq. Viện Thương mại Mỹ - Ảrập thì tiên đoán, Iraq sẽ trở thành đối tác kinh doanh quan trọng nhất của Mỹ trong thời gian tới ở Trung Đông. Israel, đồng minh thân cận của Mỹ, cũng không bỏ lỡ cơ hội này để đưa ra đề nghị nối lại đường ống dẫn dầu từ Iraq qua Jordan sang Israel. Nếu dự định này thành hiện thực sẽ giúp giá dầu của họ giảm xuống đáng kể.

Kinh tế Iraq: khai thác dầu có đủ cho tái thiết?

Dầu lửa là nhân tố sống còn của nền kinh tế Iraq với 95% GDP. Dầu Iraq trữ lượng lớn, chất lượng lại tốt, dễ khai thác. Sau chiến tranh với Kuwait, sản lượng dầu của Iraq là 3,5 triệu thùng/ngày nhưng vào thời điểm trước cuộc chiến con số này giảm xuống chỉ còn 2 triệu thùng/ngày. Cộng với lệnh cấm vận 13 năm qua, cơ sở hạ tầng của những mỏ dầu Iraq hiện rất thấp. Để khai thác được nguồn tài nguyên quý giá này, Iraq cần một khoản tiền không nhỏ. 

Mặt khác, nền kinh tế Iraq đang phải đối phó với vô vàn khó khăn, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, nợ nước ngoài, lạm phát và đặc biệt thiếu một cơ chế pháp luật để bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài. Theo các chuyên gia, quá trình tái thiết Iraq đòi hỏi một khoảng thời gian đến 10 năm. Còn theo Uỷ ban Quan hệ đối ngoại của Mỹ thì nguồn thu từ dầu lửa có khả năng không đủ đáp ứng khoản chi phí dự trù 20 tỷ USD mỗi năm.  

Trên thị trường New York hôm qua, giá dầu thô tiếp tục tăng 11 cent lên 27,57 USD/thùng. Còn tại thị truờng London, dầu Brent cũng lên giá 24,65 USD/thùng.

(Phương Thanh - Tổng hợp)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
15 công trình lớn của Hà Nội ''vướng'' giải phóng mặt bằng (12/04/2003)
Mỹ tiếp tục gây sức ép với hàng dệt may Việt Nam (11/04/2003)
Dự luật Đất đai xóa bỏ tàn dư cuối cùng của cơ chế bao cấp (11/04/2003)
Khó cập nhật thông tin DN vi phạm về hải quan (11/04/2003)
3 phút cho phiên đấu giá quyền sử dụng đất đầu tiên (11/04/2003)
Chỉ còn 45 DN xe máy trong nước (11/04/2003)
Hợp đồng gia công giày ''chảy về'' Việt Nam (11/04/2003)
Thủ tướng chỉ thị xử lý nghiêm cán bộ gây phiền hà cho DN (11/04/2003)
Thị trường chứng khoán mỏi mòn chờ... Nghị định (11/04/2003)
Bảo Minh: ''Hai lần chúng tôi xin lỗi'' (10/04/2003)
Thuỷ sản Việt Nam canh chừng rủi ro tiềm ẩn (10/04/2003)
Việt Nam trở lại vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo (10/04/2003)
Mở đường bay TP.HCM - Côn Minh (10/04/2003)
Kinh tế châu Á trước bệnh dịch SARS  (10/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang