Hôm nay, đàm phán hiệp định dệt may Việt - Mỹ vòng 2
09:19' 09/04/2003 (GMT+7)
Hàng dệt may Việt Nam cần thiết cho nhiều công ty và người tiêu dùng Mỹ.

(VietNamNet) - Lúc này, đoàn đàm phán Việt Nam về hiệp định dệt may với Hoa Kỳ đang làm việc với Mỹ tại Washington (Mỹ) nhằm tiến tới một thỏa thuận hợp lý đối với cả hai bên.

Cuộc đàm phán hồi cuối tháng 2 tại Hà Nội chưa dẫn đến một kết quả cụ thể, trong khi hàng dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.

Vừa qua, trong thư gửi ông Robert B.Zoellick, Đại diện thương mại Mỹ tham gia vòng đàm phán này, ông Richard G.Lugar, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại, thuộc Thượng viện Hoa Kỳ, đề nghị xem xét một cách toàn diện hơn những ảnh hưởng của việc áp dụng hạn ngạch dệt may đối với người tiêu dùng nước này.

Theo ông Richard G.Lugar, các loại hạn ngạch và thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với hàng dệt may nhập khẩu khiến người tiêu dùng nước này chịu thiệt khoảng 20 tỷ USD/năm. Vậy mà từ nay đến tháng 1/2005, thời điểm các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) loại bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may, Mỹ vẫn còn giữ khoảng 900 loại quota dệt may đối với 40 quốc gia bạn hàng.

Ông Richard G.Lugar cũng cho rằng, hiện Mỹ đã phần nào hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của hạn ngạch dệt may đối với người tiêu dùng trong nước bằng cách cho phép các nhà nhập khẩu ''mua'' trước hạn ngạch. ''Tuy nhiên, hạn ngạch vẫn có thể dẫn đến sự thiếu hụt hàng dệt may, nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ sẽ không được thỏa mãn đầy đủ trong năm 2004'', ông Lugar dự đoán.

''Theo tôi hiểu, các công ty Mỹ đang phát triển sản xuất ở Việt Nam nhằm đảm bảo sản xuất hiệu quả vào năm 2004'', ông Lugar viết, ''thêm nữa, rất nhiều hàng may mặc mà Mỹ đang xem xét áp dụng hạn ngạch lại không được sản xuất tại Mỹ''. Vì vậy, áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam chính là đi ngược lại lợi ích của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Mặt khác, theo ông Lugar, ảnh hưởng của những hàng hóa đó đối với các công ty Mỹ là không đáng kể. Điều này từng được Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (NRF), Hiệp hội Dệt may và Da giày Mỹ (AAFA), Hiệp hội các nhà nhập khẩu hàng dệt may Mỹ (USA-ITA) và Hiệp hội Bán lẻ Quốc tế (IMRA) khẳng định trong thư gửi Bộ Thương mại Hoa Kỳ hồi tháng 3.

  • Trịnh Hằng
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hàng điện tử, máy tính ''khổ'' vì thuế (09/04/2003)
1 triệu ha đất sẽ về tay người biết sử dụng hơn (09/04/2003)
Năm 2004 - Năm Du lịch Điện Biên (08/04/2003)
600 tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng nông thôn (08/04/2003)
Mới thu hồi được 279,7 tỷ đồng gian lận thuế GTGT (08/04/2003)
Thời điểm tính thuế là ngày DN đăng ký kê khai hàng hoá (08/04/2003)
Hướng dẫn quyết toán thuế hàng điện tử theo tỷ lệ nội địa hóa (08/04/2003)
Xuất khẩu cá Australia suy giảm do dịch SARS (08/04/2003)
Sắp có chợ cà phê Buôn Ma Thuột (08/04/2003)
Nhiều DN xuất khẩu gạo bị ''sốc'' (08/04/2003)
Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường chủ lực đều tăng (08/04/2003)
Khánh Hòa 350 năm - tiêu tiền cho tương lai (07/04/2003)
Wartsila vẫn muốn xây nhà máy điện (07/04/2003)
Miễn thuế TTĐB đối với máy lạnh cho ôtô (07/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang