TP.HCM:
Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường chủ lực đều tăng
08:32' 08/04/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Quý I/2003, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn TP.HCM đạt 1.799,5 triệu USD tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu vào thị trường Mỹ tiếp tục tăng nhanh. Quốc gia này hiện đứng vị trí đầu tiên các thị trường chủ lực của Việt Nam.

 
 

Mỹ vẫn là thị trường lý tưởng cho hàng dệt may và thuỷ sản Việt Nam. Sở Thương mại TP.HCM nhận định, hai mặt hàng này khi xuất khẩu vào Mỹ thường là cung không đủ cầu. Do các doanh nghiệp có xu hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào Mỹ nên nguyên liệu may nhập khẩu trong ba tháng đầu năm 2003 tăng 21,9% so với cùng kỳ 2002. Bộ Thương mại đang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo của Hiệp định hàng dệt may. Vấn đề bán phá giá cá basa có thể sớm được giải quyết thông qua một thoả thuận đình chỉ vụ kiện hoặc áp dụng hạn ngạch.

Tuy nhiên, thách thức lớn đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ hiện nay là các rào cản kỹ thuật.

EU cũng đang mở ra một vận hội lớn cho xuất khẩu Việt Nam sau khi thêm hạn ngạch dệt may đối với các loại cat nóng 50-75% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng thêm số lượng tương tự vào năm 2004. Hiện các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng thuộc cat nóng thường không đủ hạn ngạch để sản xuất hết công suất.

Nga - một thị trường truyền thống của hàng Việt Nam cũng đang mở dần cánh cửa. Xuất khẩu Việt Nam sang Nga quý I/2003 tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước. Cơ quan thương mại TP.HCM dự kiến sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại qua Nga để đàm phán, nối lại các chương trình làm ăn và mở Trung tâm thương mại tại Moscow. Từ ngày 10-13/6, ở Trung tâm Hội chợ triển lãm toàn Nga, có thể sẽ diễn ra Triển lãm hàng xuất khẩu Việt Nam tại Nga với các sản phẩm thế mạnh như hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, rau quả... 

Quý I/2003, xuất khẩu sản phẩm tính dầu thô của Việt Nam sang Nhật Bản tăng 28,2% so với năm 2002. Con số này đối với thị trường Singapore tăng tới 51,4%.

Riêng thị trường Trung Đông do ảnh hưởng của cuộc chiến Iraq nên đang bị thu hẹp lại. Xuất khẩu vào khu vực này gặp nhiều khó khăn do cước vận tải tăng theo giá nhiên liệu. Một số hãng tàu và bảo hiểm đã tạm ngưng nhận các hợp đồng vận chuyển và bán bảo hiểm rủi ro cho hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Trung Đông. Riêng về mặt hàng gạo, hợp đồng xuất khẩu 500.000 tấn gạo của Việt Nam đến nay coi như không thực hiện được.

Theo thống kê của Sở Thương mại TP.HCM, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) trên địa bàn thành phố tăng chủ yếu do nhóm hàng Công nghiệp tăng 38,8 % (nhóm hàng này chiếm tới 93,5% KNXK) và nhóm Nông sản tăng 13,9% so với quý I/2002. Đặc biệt, KNXK của các doanh nghiệp trong nước đạt tới 1.457,8 triệu USD, tăng 41,4%.
  • Diệu Thuý
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Khánh Hòa 350 năm - tiêu tiền cho tương lai (07/04/2003)
Wartsila vẫn muốn xây nhà máy điện (07/04/2003)
Miễn thuế TTĐB đối với máy lạnh cho ôtô (07/04/2003)
Thêm thủ tục hải quan khi nhập khẩu xe máy (07/04/2003)
Tổng vốn huy động của VP Bank tăng 82% (07/04/2003)
WFP mua gạo của Việt Nam cứu trợ người dân Iraq (07/04/2003)
''Giá chứng khoán giảm mạnh là điều không bình thường'' (07/04/2003)
Nhập khẩu linh kiện xe gắn máy tăng mạnh (07/04/2003)
Kiểm soát chặt chất lượng nước mắm Phú Quốc (07/04/2003)
Tiểu thương đối phó bệnh lạ (07/04/2003)
Khởi công Nhà máy Thuỷ điện Sê San 3 (07/04/2003)
''Việt Nam có thể hoá rồng trong thế kỷ 21'' (07/04/2003)
80% công ty Đài Loan tại Việt Nam làm ăn có lãi (06/04/2003)
CFA có thể nói không với hạn ngạch (05/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang