DN là bản lề xoay chuyển sức cạnh tranh quốc gia
09:53' 05/04/2003 (GMT+7)
Nhà máy Condensate (Khu công nghiệp Cái mép (Bà Rịa - Vũng Tàu)

(VietNamNet) -  Trong cuộc trao đổi về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngày 4/4, TS Nguyễn Văn Nam (Viện Nghiên cứu Thương mại), cho rằng: ''Biểu hiện cuối cùng của năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực cạnh tranh của sản phẩm, mà bản lề để xoay chuyển điều này chính là DN. Chính vì vậy, DN cần được đặt vào vị trí trung tâm trong chiến lược tăng cường năng lực cạnh tranh của quốc gia''.

Tuy vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam vẫn chưa tạo được một môi trường thực sự minh bạch và ổn định cho các doanh nghiệp. TS. Lê Đăng Doanh, chuyên viên cao cấp Bộ KH-ĐT, dẫn lời một doanh nhân Nhật Bản, nhận xét về môi trường kinh doanh ở Việt Nam: ''Ở Việt Nam, cái gì cũng có thể làm được nhưng cái gì cũng có thể xảy ra''. Ông Doanh nhấn mạnh, trước khi nghĩ đến việc tăng năng lực cạnh tranh của DN, cần khắc phục triệt để định kiến này của các nhà đầu tư. Gần đây, DN phàn nàn rất nhiều về việc các bộ, ban, ngành ''tùy hứng'' ban hành văn bản pháp luật mà không bàn thảo với DN, dẫn đến tình trạng luật không thể đi vào cuộc sống.

Đó là chưa kể, nhiều địa phương đang có xu hướng đưa ra những chính sách ''ưu đãi hóa'' thay vì chính sách ''tự do hóa''. ''Dần dần đối tượng nào cũng được hưởng ưu đãi, làm méo mó cả thị trường. Trong khi đó, việc mở cửa thị trường, tự do hóa theo yêu cầu khách quan lại được thực hiện một cách chậm chạp và quá thận trọng'', TS. Nam nói.

Về phía DN, các chuyên gia nhận xét, xây dựng chiến lược nhân sự dài hạn là điểm yếu của đa số DN Việt Nam. ''Nhìn chung, các DN chưa quan tâm nhiều đến việc đào tạo một đội ngũ lao động mạnh của riêng mình. Trong khi đó, các sinh viên mới ra trường ít khi có đủ kiến thức để bắt nhịp ngay với công việc'', TS. Trần Đình Thiên (Viện Kinh tế học), nói. Ông Thiên cũng cho rằng, nếu DN Việt Nam chưa làm được thì cần kết hợp với DN nước ngoài, bởi việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là không thể chậm hơn nữa. Những ưu thế về nhân công rẻ, dồi dào liệu có thể là chỗ dựa cho DN Việt Nam đến bao giờ, trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng chứng tỏ vai trò lực lượng sản xuất trực tiếp như hiện nay?

Một khiếm khuyết khác của DN Việt Nam được đề cập trong hội thảo là việc xây dựng mạng lưới phân phối. ''Sản phẩm tốt có ý nghĩa gì khi người tiêu dùng không thể tiếp cận với chúng? Hãng Coca Cola phát triển được 260.000 điểm bán hàng trên khắp Việt Nam, chưa một DN Việt Nam nào làm được điều này'', TS. Lê Đăng Doanh nhận xét. Năm 2003, Bộ Thương mại đặt trọng tâm công tác vào việc phát triển thị trường trong nước, xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại hơn. Đó chắc chắn là cơ hội tốt để DN Việt Nam cải thiện mạng lưới bán lẻ của mình.

  • Trịnh Hằng
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xuất khẩu cao su giảm vì thuế tăng (05/04/2003)
Sửa đổi Hiệp định Thương mại Việt Mỹ để ưu đãi thuế cho DN ô tô? (04/04/2003)
''Sẽ giới hạn sản lượng cá tra, basa để giải quyết vụ kiện'' (04/04/2003)
Hơn 80% mặt hàng rượu ngoại tại TP.HCM dán tem giả (04/04/2003)
EURO CHAM hỗ trợ ĐBSCL kêu gọi đầu tư tại châu Âu (04/04/2003)
Indonesia cấm nhập khẩu ngô Trung Quốc (04/04/2003)
VASEP đề nghị áp dụng hạn ngạch đối với cá tra, basa (04/04/2003)
Chứng khoán toàn cầu lên điểm (04/04/2003)
Doanh nghiệp TP.HCM có thể nộp thuế qua mạng (04/04/2003)
Ấn Độ sẽ tiếp tục xuất khẩu gạo và lúa mì (04/04/2003)
DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: Không dễ! (03/04/2003)
Tịch thu 977 triệu đồng chênh lệch bán xăng dầu sai giá (03/04/2003)
Thiếu giống dứa vì đùn đẩy trách nhiệm đầu tư (03/04/2003)
Không để mất thị trường Iraq (03/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang