Thị trường châu Á-TBD ngày càng có lợi cho xuất khẩu Việt Nam
10:59' 03/04/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Bộ Thương mại nhận định, bên cạnh những thách thức do các quy định khá nghiêm ngặt về vệ sinh thực phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều cơ hội hơn để mở rộng thị trường của mình ở khu vực này.

Trái cây Việt Nam hiện có tiềm năng xuất khẩu cao.

Vẫn theo Bộ Thương mại, tình hình kinh tế và diễn biến chính sách thương mại tại các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương quý I/2003 có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Đài Loan xem xét khả năng mua dầu thô và than đá của Việt Nam

Theo phân tích của Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan, tình hình Trung Đông sẽ có ảnh hưởng "nghiêm trọng" đến kinh tế hòn đảo này. Nếu cuộc chiến tại Iraq kết thúc sớm thì kinh tế Đài Loan sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng cuộc chiến nếu phải kéo dài 6 tháng thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ lên đến 5,58%.

Hiện dự trữ dầu của Đài Loan chỉ đáp ứng được khoảng 200 ngày. Trong tình hình chiến tranh kéo dài, Đài Loan sẽ thiếu xăng dầu. Một số công ty Đài loan đã liên hệ với Văn phòng Kinh tế Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc để thăm dò khả năng chuyển sang mua dầu thô và than đá của Việt Nam. Năm 2002, Đài Loan nhập của Việt Nam khoảng 120.000 tấn than đá (trị giá gần 4 triệu USD). 

Tăng cường xuất khẩu hàng sang Campuchia

Từ ngày 5/3/2003, Chính phủ Campuchia đã lệnh cho cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu biên giới giữa Campuchia và Thái Lan không cấp giấy phép qua lại biên giới cho công dân Campuchia. Tại cuộc phỏng vấn ngày 11/3/2002, Bộ trưởng Thương mại Campuchia Cham Pra Sidh cho rằng, động thái này sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của Campuchia bởi vì phía họ có thể sẽ đẩy mạnh các hoạt động xuất, nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu từ các đối tác thương mại khác của Campuchia như Việt Nam, Malaysia và Singapore. 

Bộ Thương mại khẳng định, đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá với Campuchia, tăng dần tỷ trọng hàng Việt Nam tại đây. Phía Việt Nam có thể xuất khẩu các loại  hàng hoá công nghiệp tiêu dùng, hàng hoá mỹ phẩm, hoa quả, tái xuất xăng dầu, vật liệu xây dựng, đồ điện... và mua lại của Campuchia hàng hoá nông lâm sản, sản phẩm gỗ chế biến, mủ cao su, nguyên phụ liệu...

Xuất khẩu cá basa sang Australia

Bộ Thương mại đã lưu ý các DN nuôi trồng và chế biến cá tra, cá basa Việt Nam cần tận dụng điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Australia vì thuế nhập khẩu các sản phẩm trên vào thị trường này hiện ở mức 0%. Lượng cá da trơn nhập khẩu vào Australia năm 2002 là khoảng 500-600 tấn, giá nhập khẩu CIF là  5-6AUD, tức là khoảng 3 USD/kg, giá bán lẻ loại đông lạnh, cắt khúc, bỏ đầu tại các cửa hàng khoảng 8 AUD/kg.

  • Diệu Thuý

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Khách du lịch nước ngoài đến Huế tăng 20,1% (03/04/2003)
Tốc độ tăng trưởng quý I đạt 6,88% (03/04/2003)
Đưa chi phí bảo vệ thương hiệu vào diện hợp lý (03/04/2003)
Sẽ có hàng Iraq ở EXPO 2003 (02/04/2003)
Muốn giảm phí vận tải biển phải xuất trình 70kg giấy (02/04/2003)
Ngừng thành lập thêm KCN ở nhiều địa phương (02/04/2003)
Vật tư NK để sản xuất hàng XK được nợ thuế 9 tháng (02/04/2003)
Ngân hàng, du lịch bị ''vạ lây'' chiến tranh (02/04/2003)
Thái Lan đề nghị Australia xóa bỏ hàng rào nhập khẩu (02/04/2003)
TP.HCM chi 45 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển (02/04/2003)
Liên đoàn Nuôi trồng thủy sản ASEAN sẽ kiện EU? (02/04/2003)
Thay đổi thuế không ảnh hưởng nhiều đến DN? (02/04/2003)
SuperStar Virgo đưa 670 khách quốc tế đến TP.HCM (02/04/2003)
Quý I, cả nước duy trì được đà tăng trưởng khá (02/04/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang