Bình ổn giá thuốc chữa bệnh
13:27' 29/03/2003 (GMT+7)
Khó kiểm soát giá thuốc tại các cửa hàng tư nhân
Tuần qua, Thanh tra Bộ Y tế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra việc tăng giá thuốc tại các công ty có chức năng sản xuất, kinh doanh dược. Kết quả cho thấy, việc quản lý giá thuốc đối với thuốc nhập ngoại bán lẻ vẫn chưa làm được. Tuy nhiên, đã có nhiều đề xuất nhằm chấn chỉnh lại thị trường này, chỉ chờ quyết định của cơ quan quản lý nhà nước.

Theo Công ty Dược phẩm trung ương I, ngoài một số mặt hàng do công ty sản xuất vừa qua có tăng giá do giá nguyên liệu nhập tăng (vitamin C thành phẩm từ 22 lên 35 đồng/viên; B1 từ 9,7 lên 10 đồng/viên), cũng có một số mặt hàng giảm giá do nguyên liệu giảm: Tetracilin từ 67 đồng/viên xuống 64 đồng/viên; Erytromcin (370 xuống 358 đồng/viên). Riêng 6 loại thuốc công ty nhập từ châu Âu có mức tăng trung bình 5-10%, thấp hơn mức tăng của đồng Euro. Tại công ty Dược - Trang thiết bị y tế Hà Nội, chỉ có 3/13 mặt hàng do công ty sản xuất có tăng giá.

Dược sĩ Nguyễn Thị Minh Tú - Phó giám đốc Công ty Dược - Trang thiết bị y tế Hà Nội cho biết: ''Với thuốc sản xuất trong nước, tăng giá luôn là điều không mong muốn. Bởi hiện nay, các DN dược trong nước chủ yếu cạnh tranh nhau về giá, chỉ tăng một chút thôi cũng có thể mất khách''. Phó giám đốc Công ty Dược phẩm trung ương I Hoàng Thị Kim Oanh lưu ý, một nguyên nhân gây tăng giá thuốc trong thời gian vừa qua là hiện nay việc kiểm soát giá thuốc mới chỉ thực hiện được với các DN nhà nước, còn với 30.000 nhà thuốc tư nhân thì hầu như chưa ai kiểm soát nổi. Theo bà Oanh, ''chỉ cần mỗi nhà thuốc tát một giọt nước theo mưa thì cũng đủ khiến cho thị trường thuốc bất ổn rồi''.

Với mặt hàng thuốc ngoại, DN phân phối trong nước thường phải chấp nhận giá thuốc do các công ty nước ngoài định đoạt. Thậm chí, với những thuốc mới, ban đầu phía nước ngoài thường dựa vào uy tín của các công ty nhà nước để chào hàng, giới thiệu. Nhưng khi thuốc đã quen dùng thì phía nước ngoài lại phối hợp với các công ty tư nhân để phân phối và mặc sức tăng giá. Thông tin từ một công ty xuất nhập khẩu y tế cho biết, năm nào các hãng thuốc nước ngoài cũng điều chỉnh giá, và hầu như chỉ có tăng đều đều. Các công ty dược nước ngoài áp đảo được thị trường nhờ 3 yếu tố: độc quyền về một số loại thuốc chuyên khoa, có mạng lưới trình dược viên mạnh, và chấp nhận trả hoa hồng cao cho các bác sĩ kê đơn. Các DN trong nước còn phản ánh: có tình trạng thuốc nước ngoài bán tại thị trường Việt Nam cao hơn một số nước trong khu vực.

Trước tình trạng trên, Phó chánh thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Hữu Lâm cho rằng tới đây, việc yêu cầu các công ty nước ngoài thông báo giá thuốc tại nước sở tại, tại thị trường các nước trong khu vực cũng có thể được coi là một giải pháp. Phó giám đốc Công ty Dược - Trang thiết bị y tế Hà Nội Nguyễn Thị Minh Tú đề xuất: Bộ Y tế nên có một bộ phận theo dõi về giá, vì DN mong nhận được thông tin cập nhật về giá thuốc tại các thị trường, từ đó biết để so sánh với các thuốc mình nhập khẩu''.

Theo bà Oanh, với hàng nhập khẩu, các cơ quan chức năng có thể dựa trên cơ sở giá CIF để khống chế tỷ lệ lợi nhuận đối với thuốc bán lẻ, bán buôn. Một số ý kiến khác cho rằng, với các nhà thuốc bán lẻ, Nhà nước cũng nên xây dựng một mức ''trần'' về chi phí hoạt động của nhà thuốc; việc mua bán phải được thể hiện hoàn toàn trên hoá đơn; nhà thuốc có trách nhiệm niêm yết giá bán lẻ trên cơ sở giá gốc cộng thêm chi phí cho phép. Như vậy, các cơ quan chức năng mới có thể giám sát được chất lượng và nguồn gốc thuốc, lợi nhuận của người phân phối; khi thanh, kiểm tra, các cơ quan chức năng mới có cơ sở để kiểm tra, xử phạt.

Ngày 27/3, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị chức năng giải quyết vấn đề tăng giá thuốc. Theo đó, Cục Quản lý dược làm đầu mối chủ trì xây dựng thông tư về giá thuốc (thực hiện trong 10 ngày); làm đầu mối tham gia với Bộ Tài chính về xây dựng nghị định giá, trong đó là vấn đề giá thuốc (thực hiện trong 10 ngày). Thanh tra bộ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thanh tra các hiệu thuốc, nhà thuốc, công ty và các cửa hàng thuốc có liên quan đến tăng giá thuốc thời gian qua (báo cáo kết quả sau 10 ngày). Tổng công ty Dược Việt Nam làm đầu mối xây dựng đề án ''Đảm bảo cung ứng và bình ổn giá thuốc'' (thực hiện trong thời gian 5 ngày); xây dựng đề án ''Sản xuất và phân phối thuốc'' (thực hiện trong thời gian 10 ngày)

(Theo Thanh Niên)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Những diễn biến phức tạp trên thị trường thế giới (29/03/2003)
Điều chỉnh việc đón khách nước ngoài bằng thẻ du lịch (29/03/2003)
400 loại tân dược tăng giá từ 15% trở lên (29/03/2003)
Chợ phụ tùng xe máy: 1.001 kiểu kính chiếu hậu (29/03/2003)
500 DN được tự tính, khai nộp thuế (29/03/2003)
Vốn huy động tín dụng của TP.HCM tăng rõ rệt (29/03/2003)
Khánh Hoà khởi công đường vào sân bay Cam Ranh (28/03/2003)
Phiên chợ rau an toàn đầu tiên tại Hà Nội (28/03/2003)
Thương mại không biến động mạnh vì chiến tranh (28/03/2003)
Để 'bán' sông Mekong hiệu quả hơn (28/03/2003)
''Hy vọng sẽ có HC hàng Việt Nam chất lượng cao, giá rẻ'' (28/03/2003)
Sẽ cấp thẻ hành nghề tư vấn giám sát (28/03/2003)
DN xuất hàng đi Iraq phải thông báo cho LHQ (28/03/2003)
Xuất khẩu đường: Lỗ nhưng vẫn làm (28/03/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang