Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao:
Khái niệm ''thương hiệu'' có thể được hiểu rộng hơn...
20:43' 27/03/2003 (GMT+7)
 

(VietNamNet) - Bên lề Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, đông đảo các doanh nghiệp sôi nổi tham gia hội thảo Nhu cầu của doanh nghiệp về xúc tiến thương hiệu. Đúng như mong muốn của nhà tổ chức, hội thảo thực sự trở thành diễn đàn để các doanh nghiệp nói lên suy nghĩ của mình về ''chuyện thương hiệu''.

Phó Thủ tướng Vũ Khoan thăm Hội chợ

VietNamNet đã ghi lại một số ý kiến gây chú ý nhiều nhất.

Ông Lê Quang Thư, Tổng Giám đốc Công ty Việt Thắng: Trong việc xây dựng thương hiệu, chúng tôi luôn coi người tiêu dùng là ân nhân, các doanh nghiệp khác là bạn đồng hành. Quan điểm của chúng tôi là, không có sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, các doanh nghiệp khó xây dựng thương hiệu mạnh cho riêng mình.

Về phía Nhà nước, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ về chính sách, pháp luật để có thể xây dựng thương hiệu mạnh hơn. Thí dụ, Chính phủ nên nhanh chóng sửa đổi quy định về tỷ lệ khấu trừ tối đa dành cho tiếp thị, quảng cáo trong tổng chi phí (5%). Cái khuôn khổ ''cứng'' này đang làm khó không ít doanh nghiệp. Để xây dựng và duy trì một thương hiệu, sao có thể tính được sẽ mất bao nhiêu chi phí?

Mặt khác, với tư cách là một doanh nghiệp trong ngành dệt may, chúng tôi rất muốn Chính phủ sửa đổi quy định về thuế giá trị gia tăng. Ngay từ khi mới nhập khẩu nguyên liệu, chúng tôi đã phải nộp thuế dù chưa có chút ''gia tăng'' nào. Việc kéo dài thời hạn nộp thuế nhập khẩu cũng chưa giải quyết triệt để khó khăn cho doanh nghiệp.

Ông Lê Văn Tú, Phó Giám đốc Công ty Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina): Trách nhiệm phát triển thương hiệu là của doanh nghiệp. Chính phủ cần hỗ trợ bằng cách thanh toàn nạn hàng giả, nạn buôn lậu và gian lận thương mại để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Ông Hoàng Cung Trường, Giám đốc Công ty Phúc Hưng (thương hiệu đồ chơi lớn nhất tại Hà Nội): Rất nhiều doanh nghiệp phải chịu bao oan ức vì nạn hàng giả. Không chống được hàng giả thì sao có thể nói chuyện xây dựng thương hiệu. Vậy mà luật pháp Việt Nam trong lĩnh vực này lại chưa đủ chặt chẽ, khiến mỗi cơ quan, mỗi tổ chức hiểu một cách, vận dụng theo những kiểu riêng. Phúc Hưng đang phải chịu hậu quả của nạn làm hàng giả, nên rất mong tình trạng này được khắc phục.

Giám đốc Công ty Điện cơ Lidico: Trong việc bảo vệ thương hiệu, chúng ta có thể thiết lập cả hệ thống điệp viên kinh tế. Việt Nam đã mất nhiều thương hiệu do thiếu cảnh giác, để nước khác ăn cắp bí quyết kỹ thuật. Chúng tôi cho rằng, công tác tình báo kinh tế là cần thiết trong thời điểm này nhằm giúp doanh nghiệp lập hàng rào an toàn cho thương hiệu của mình.

Mặt khác, chúng tôi cho rằng, khái niệm ''thương hiệu'' nên được mở rộng, không chỉ dùng cho thành phẩm. Lidiko xuất khẩu cả những bán thành phẩm, những bộ phận, chi tiết để nước ngoài làm ra sản phẩm hoàn chỉnh. Chúng tôi cần được hỗ trợ để xây dựng thương hiệu cho những chi tiết đó.

  • Trịnh Hằng (ghi)
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xuất khẩu chưa chịu ảnh hưởng của chiến tranh (27/03/2003)
Hoàn thành việc nâng cấp trạm bơm Bạch Đằng (27/03/2003)
Đề nghị cho 24 DN xe máy hoạt động trở lại (27/03/2003)
3 DN kêu giá tính thuế hạt nhựa cao (27/03/2003)
Lòng tin của người tiêu dùng Mỹ giảm mạnh (27/03/2003)
Con người biết sáng tạo từ khi nào? (27/03/2003)
Sẽ áp dụng thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất (27/03/2003)
Khánh Hòa khai mạc Festival Biển và Tuần lễ Du lịch (27/03/2003)
Khởi công trạm phát điện sức gió đầu tiên (26/03/2003)
''Chúng tôi tin tưởng môi trường làm việc tại Việt Nam'' (26/03/2003)
Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Malaysia (26/03/2003)
Việt Nam sẽ có trang trại sản xuất nấm? (26/03/2003)
Lo ngại chiến tranh, thị trường phố Wall xuống dốc (26/03/2003)
Mỗi ngày một kỷ lục ''ngược'' (26/03/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang