Chi phí lao động không còn là lợi thế của Việt Nam
14:40' 24/03/2003 (GMT+7)
Lương kỹ sư của Việt Nam hiện cao hơn Indonesia và Trung Quốc.
Một kết quả nghiên cứu mới đây của Cơ quan Hợp tác quốc tế nhật Bản (JLCA) và Công ty Pricewalerhouse Coopers về môi trường đầu tư tại Việt Nam cho thấy, chi phí lao động của Việt Nam không có tính cạnh tranh vì hiệu suất thấp, thiếu nhân công có trình độ chuyên môn.

Xét trên mặt bằng lương tối thiểu theo quy định, lao động tại Việt Nam vẫn có giá thành rẻ với mức trung bình dưới 50 USD/tháng, thấp hơn Jakarta (Indonesia) và Bắc Kinh (Trung Quốc) trên 50 USD/tháng và bỏ xa Manila (Philippines), với khoảng 140 USD/tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, lương trung bình thực nhận của công nhân ở các thành phố nói trên không có sự khác biệt lớn.

Ngoài ra, các nhà phân tích cũng lưu ý rằng, đó là mức chi phí cho lao động không lành nghề, chủ yếu được thu hút cho các ngành cần nhiều lao động như da giầy và dệt may. Đó là chưa kể yếu tố năng suất thấp và tính kỷ luật không cao của công nhân Việt Nam còn tác động ngược đối với lợi thế cạnh tranh của nguồn nhân lực.

Đối với lao động đã qua đào tạo, ranh giới về ưu thế chi phí thấp đã không còn. Lương kỹ sư và quản lý bậc trung của Việt Nam đều cao hơn Jakarta và Bắc Kinh. Điều này cho thấy tình trạng thiếu các nhân công quản lý và kỹ thuật có chất lượng.

Thậm chí, chi phí cho người quản lý cao cấp tại Việt Nam cao hơn do bị đánh thuế thu nhập ở mức cao nhất trong khu vực. Mức thuế suất tối đa áp dụng cho người nước ngoài là 50%, trong khi mức tối đa áp dụng cho người Việt Nam là 65%.

Theo tính toán của các tổ chức tham gia điều tra, ở cùng mức thu nhập thực nhận hàng tháng (không tính thu nhập bằng hiện vật), chi phí lương cho một lao động Việt Nam thường ở mức gấp đôi hoặc hơn so với một lao động nước ngoài. Ví như, cùng với một mức lương sau thuế 2.000 USD/tháng, lương trước thuế cho người Việt Nam cao xấp xỉ 3.000 USD so với người nước ngoài. Nếu lương sau thuế là 3.000 USD/tháng thì chi phí cho lao động Việt Nam tăng thêm 5.000 USD/tháng.

Trên đây chính là lý do khiến chi phí lao động tăng, đặc biệt là cho người Việt Nam có trình độ chuyên môn cao. Để tính toán thật kinh tế, các công ty vì thế sẽ không khuyến khích đào tạo và nâng cao trình độ cho nhân viên Việt Nam, bởi thuê nhân công nước ngoài rẻ hơn.

(Theo Đầu Tư)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cơ hội xúc tiến thương mại tại Trung Quốc (24/03/2003)
Vàng bạc Đá quý muốn về ngân hàng thương mại (24/03/2003)
Giá sợi và hạt nhựa tiếp tục tăng mạnh (24/03/2003)
Xây dựng Nhà máy Xi măng Thái Nguyên (24/03/2003)
Saigon Petro kêu cứu (24/03/2003)
Lễ hội Quảng Nam 2003 - Hành trình di sản đã sẵn sàng (24/03/2003)
Giá vàng tiếp tục giảm mạnh (24/03/2003)
Sân bay Điện Biên Phủ sẽ có nhà ga mới (24/03/2003)
ĐBSCL: Mía sắp thành củi (24/03/2003)
Hôm nay, Thủ tướng gặp gỡ doanh nghiệp (24/03/2003)
Chầu chực chờ... đăng ký kinh doanh ở TP.HCM (24/03/2003)
Sẽ có thuế hạn ngạch, thuế thời vụ trong nông nghiệp (24/03/2003)
ADB tài trợ 700.000 USD cho điện lực Việt Nam (23/03/2003)
16 bệnh nhân viêm phổi cấp chờ xuất viện (22/03/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang