4 tổ chức tại Mỹ phản đối áp dụng hạn ngạch dệt may Việt Nam
16:04' 13/03/2003 (GMT+7)
Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.

(VietNamNet) - Bộ Thương mại vừa cho biết, một số tổ chức thương mại lớn của Hoa Kỳ lại gửi thư tới văn phòng Cơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR) và Bộ Thương mại Mỹ (DOC), phản đối áp đặt các hạn chế đối với việc nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam.

Các tổ chức gửi thư lần này là Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (NRF), Hiệp hội Dệt may và Da giày Mỹ (AAFA), Hiệp hội các nhà nhập khẩu hàng dệt may Mỹ (USA-ITA) và Hiệp hội Bán lẻ Quốc tế (IMRA). Bốn tổ chức này cho rằng Việt Nam không sản xuất đủ lượng hàng may mặc để có thể gây mối đe dọa cạnh tranh cho các nhà sản xuất Mỹ. Họ khẳng định, không có sự tương quan nào giữa các ngành công nghiệp sản xuất vải và chỉ của Mỹ với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Các tổ chức trên đề nghị không áp đặt hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam không được sản xuất tại Mỹ, chẳng hạn một số loại quần áo thường phục như quần âu và áo sơ mi. Hạn ngạch chỉ nên áp đặt chủ yếu đối với các mặt hàng của Việt Nam không được sản xuất tại Mỹ với số lượng lớn như chỉ, vải, khăn lau, khăn tắm và ga trải giường.

Trả lời phỏng vấn của VietNamNet, ông Lê Văn Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) khẳng định, Việt Nam hoan nghênh mọi tổ chức phản đối việc áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam xuất sang Mỹ. ''Tất cả chúng ta, những nhà sản xuất Việt Nam cũng như Hoa Kỳ đều hiểu rằng, áp dụng hạn ngạch đối với hàng Việt Nam chỉ sau hơn một năm thực thi BTA là không công bằng. Hàng dệt may Campuchia chỉ bị áp dụng hạn ngạch sau 27 tháng, Trung Quốc sau 3 năm. Thêm vào đó, doanh nghiệp Mỹ hưởng nhiều lợi ích từ việc đầu tư vào Việt Nam, kinh doanh với Việt Nam nên họ có thể cảm thông với doanh nghiệp Việt Nam'', ông Thắng nói.

Ông Thắng cho biết, về thương mại hàng hóa nói chung, Hoa Kỳ nhập siêu từ Việt Nam, nhưng Việt Nam lại nhập khẩu rất nhiều dịch vụ từ Mỹ. Hầu hết doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam đều đang hoạt động thành công, vì vậy, lợi ích của họ gắn chặt với lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Thắng cũng khẳng định với VietNamNet, chắc chắn những động thái như vậy từ phía doanh nghiệp Mỹ sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đối với các quyết định của Chính phủ. ''Những tổ chức, doanh nghiệp đó trực tiếp hoạt động trong ngành dệt may nên những đề nghị của họ có cơ sở đúng đắn, hợp tình hợp lý'', ông Thắng nói.

Một đoàn đàm phán của Việt Nam sẽ sang Hoa Kỳ tiếp tục làm việc với phía Mỹ về hiệp định thương mại dệt may song phương vào tháng 4 tới.

  • Trịnh Hằng

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
EU tăng hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam
Sẽ thảo luận hiệp định dệt may vào ngày 19/2
Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Mỹ về dệt may
''Các DN dệt may hãy đồng lòng yêu cầu Mỹ hoãn áp dụng hạn ngạch''
35 công ty Mỹ yêu cầu không áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may VN
Tháng 1, xuất khẩu dệt may sang Mỹ đạt 26 triệu USD
CÁC TIN KHÁC:
Thịt bò Mỹ bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam (13/03/2003)
Siêu lừa kiểu DONA (kỳ II) (13/03/2003)
Tổng công ty Cao su chỉ CPH các công ty nhỏ (13/03/2003)
603.750 tỷ đồng cho tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM (13/03/2003)
Vận hành tổ máy số 1 Nhà máy thuỷ điện Nà Lơi (13/03/2003)
Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn trong DN Việt Nam (13/03/2003)
Đường thốt nốt An Giang sang Mỹ (13/03/2003)
Đấu thầu mua 5 máy bay Airbus (13/03/2003)
Lần đầu tiên đấu giá quyền sử dụng đất (13/03/2003)
DN quản lý cụm CN làng nghề tốt hơn Nhà nước? (13/03/2003)
SBV kêu gọi các ngân hàng đa dạng hoá dịch vụ (12/03/2003)
TP.HCM đã chọn được sản phẩm công nghiệp chủ lực (12/03/2003)
Các DN xe máy xin được gặp UBTV Quốc hội (12/03/2003)
6,5 triệu USD cho xóa đói giảm nghèo vùng cao (12/03/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang