TP.HCM đã chọn được sản phẩm công nghiệp chủ lực
17:45' 12/03/2003 (GMT+7)
Mì ăn liền theo quảng cáo của Vifon Acecook

(VietNamNet) - Dựa vào các yêu cầu đặt ra như về công nghệ, thiết bị, tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu trong nước hợp lý và có tiềm nǎng về thị trường để mở rộng sản xuất và xuất khẩu, Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp (SPCN) chủ lực của TP.HCM đã hoàn thành khảo sát thực tế 12 SP tham gia Chương trình trong đợt một.

Cụ thể là:

  • 3 SP thuộc nhóm ngành thực phẩm: Mì ǎn liền (Công ty liên doanh Vifon Acecook), bánh Cookies và bánh Cracker (Công ty CP Kinh Đô); 
  • 2 SP ngành giấy: Giấy vệ sinh, khǎn giấy và Giấy xốp xuất khẩu (Công ty CP Giấy Vĩnh Huê); 
  • 2 SP ngành nhựa: Giày PVC và Giày-Dép Sandal (công ty TNHH Bình Tân); 
  • 3 SP ngành điện: Dây điện từ (Công ty TNHH Ngô Han), Dây cáp điện và Dây điện từ (CADIVI);
  • Nhóm ngành cơ khí 2 SP: Xe buýt (Cơ khí ôtô Sài Gòn) và Quạt điện (Công ty Cơ điện Lidico). 

Theo ông Nguyễn Thế Hưng - chuyên viên Sở Công nghiệp TP, mục tiêu của Chương trình Phát triển các SPCN chủ lực của TPHCM giai đoạn 2002-2005 nhằm tìm ra SP mang tính cạnh tranh cao, là lợi thế của TP, có thể mở rộng tại thị trường nước ngoài để hỗ trợ hoặc thúc đẩy SP phát triển thông qua chính sách của TP và nội lực của doanh nghiệp (DN). 

Chương trình này trên được UBND TPHCM phê duyệt cuối tháng 12/2002. Có năm nội dung chính hỗ trợ phát triển SPCN chủ lực là: hỗ trợ về thiết kế sản phẩm và lựa chọn công nghệ; quản lý DN; tiếp thị; đào tạo nhân lực và tài chính. Ban chỉ đạo chương trình căn cứ theo nhu cầu của từng DN mà quyết định biện pháp cụ thể. 

Dự kiến sắp tới, DN được giúp đỡ về mặt thương hiệu bằng việc gắn logo Chương trình khi  SPCN đạt đủ tiêu chí đặt ra. Tháng 10/2003, thông qua Hội chợ hàng xuất khẩu của TP và Tuần lễ KHCN-GD Đại học TPHCM, SP chủ lực đã được nâng cấp sẽ ra mắt người quan tâm. 

Ông Hưng cho hay, hiện 8 DN có SP tham gia đợt 1 đang đề ra cho mình chiến lược phát triển (ít nhất tới 2005) và mục tiêu cụ thể như sản lượng sản xuất, công suất, thị phần, tỷ trọng xuất khẩu...để phát huy chương trình hỗ trợ.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã có báo cáo về năng lực cạnh tranh của 40 SP và dịch vụ chia thành 3 nhóm: Nhóm có khả năng cạnh tranh; Nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện: Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp. Những SP nhóm một phần lớn là nông sản hay khoáng sản chưa qua chế biến tuy có nhiều ưu điểm nhưng phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt, đa số chưa có thương hiệu hay kiểu dáng riêng... Du lịch cũng thuộc nhóm 1 mang lợi thế rõ rệt do độ an toàn cao (cao nhất ở ĐNA theo xếp hạng của của Tổ chức Tư vấn rủi ro về kinh tế-chính trị), có văn hoá ẩm thực và thị trường hàng hoá phong phú với giá cả phải chăng, nhiều di tích lịch sử và phong cảnh thiên nhiên đa dạng...song SP du lịch còn đơn điệu, chi phí visa, vé máy bay cao, chất lượng phục vụ chưa tốt, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ của nhân viên du lich chưa cao...
  • Diệu Thuý
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Các DN xe máy xin được gặp UBTV Quốc hội (12/03/2003)
6,5 triệu USD cho xóa đói giảm nghèo vùng cao (12/03/2003)
Rút giấy phép 3 đầu mối nhập khẩu xăng dầu (12/03/2003)
Khởi động đường dây 500kV thứ hai (12/03/2003)
Bảo hiểm rủi ro chiến tranh cho hàng xuất khẩu (12/03/2003)
Mua tạm trữ 70.000 tấn muối (12/03/2003)
Quốc hội chưa thảo luận Luật Đất đai sửa đổi trong kỳ họp tới (11/03/2003)
Lần đầu tiên xuất khẩu giỏ thêu đay sang Nhật (11/03/2003)
Khai trương Ngân hàng Chính sách xã hội (11/03/2003)
Reuters: ''Việt Nam luôn là điểm đến du lịch an toàn'' (11/03/2003)
Mỳ, phở ăn liền có triển vọng "xuất ngoại" (11/03/2003)
Giá cá tra, basa tăng lên 11.000 đồng/kg (11/03/2003)
Khánh Hòa sốt tôm sú giống (11/03/2003)
Việt Nam tham gia đấu thầu gạo ở Philippines (11/03/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang