Bảo hiểm rủi ro chiến tranh cho hàng xuất khẩu
10:03' 12/03/2003 (GMT+7)
Hàng xuất khẩu đường bộ sẽ không được bảo hiểm rủi ro chiến tranh?

Nhiều doanh nghiệp (DN) đang lo lắng về khả năng xảy ra chiến tranh Iraq, khiến giá cước vận chuyển tăng cao và phải mua thêm bảo hiểm rủi ro chiến tranh cho hàng xuất khẩu...

Theo một đại diện của Công ty Bảo Việt, nhu cầu bảo hiểm rủi ro chiến tranh chủ yếu là của những DN xuất khẩu gạo và hàng tiêu dùng sang Iraq theo phương thức CIF (trong đó người xuất khẩu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm và thuê tàu chở hàng hóa). Hầu hết hàng xuất sang Iraq lâu nay đều được mua bảo hiểm tại Bảo Minh hay Bảo Việt.

Ông Trịnh Minh Đức, Trưởng phòng Quản lý nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo Minh cho biết, các điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận chuyển mà các công ty bảo hiểm Việt Nam đang sử dụng, kể cả bảo hiểm chiến tranh, đều phụ thuộc thị trường bảo hiểm thế giới. Sau khi nhận bảo hiểm, các công ty bảo hiểm Việt Nam đều phải tái bảo hiểm ngay với các nhà bảo hiểm nước ngoài. Theo ông Đức, mức phí bảo hiểm chiến tranh trên thị trường bảo hiểm London vẫn là 0,05% giá trị lô hàng. Tỷ lệ này được giữ ổn định từ tháng 10/2002 và chưa có dấu hiệu thay đổi. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm khẳng định, nếu chiến tranh xảy ra tại Iraq, mức phí này sẽ tăng cao, lại thay đổi theo từng chuyến hàng, từng thời điểm 3-7 ngày.

Bảo hiểm chiến tranh thường được mua kèm một hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Hợp đồng bảo hiểm chính có điều khoản loại trừ rủi ro chiến tranh tại những vùng đang xảy ra chiến sự hoặc có nguy cơ xảy ra chiến sự. Nếu tàu thuyền đi vào vùng bị loại trừ thì không được bảo hiểm rủi ro chiến tranh.

Điều khoản bảo hiểm chiến tranh quy định công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm với rủi ro chiến tranh khi hàng hóa được xếp lên tàu ở cảng đi cho đến khi hàng được dỡ ra khỏi tàu ở cảng đến, mở rộng thời gian tàu nằm chờ ở cảng tối đa là 15 ngày.

 

Hiện các DN đang gặp khó khăn vì không mua được bảo hiểm chiến tranh trên bộ. Trong tình hình căng thẳng này, Bảo Minh đang tạm dừng không nhận bảo hiểm trên bộ nữa.

Cước vận chuyển sẽ tăng do phụ phí chiến tranh

Những DN có kế hoạch xuất CIF hàng hóa của mình đến những khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng chiến tranh thì lo lắng về cước vận chuyển cao do gánh thêm ''phụ phí chiến tranh'' (war risk per charge). Các hãng tàu cho biết, giá cước vận chuyển đang tăng nhưng mới chỉ tăng phụ phí xăng dầu. Dự kiến, tháng 4 tới, các hãng tàu sẽ thu thêm 112 USD/TEU (đơn vị đo lường tương đương một container 20 feet) thay vì 56 USD/TEU như hồi tháng 1.

Riêng phụ phí chiến tranh, theo tổng giám đốc chi nhánh một tập đoàn vận tải biển nước ngoài, loại phí này sẽ được điều chỉnh tùy khu vực mà hàng hóa được vận chuyển đến. Hiện công ty mới thu phụ phí chiến tranh cho các container sang Iraq, mức phí là 250 USD/TEU. Mức phí này từng lên cao nhất vào thời điểm diễn ra chiến tranh tại Afghanistan: 300 USD/TEU.

Một số hãng tàu khác thì khẳng định, giá cước vận chuyển hàng hóa sang châu Âu trong trường hợp có chiến sự sẽ không tăng nhiều do tuyến đường ít đi qua ''vùng nguy hiểm''. Phụ phí chiến tranh có thể sẽ ở mức 10 USD/TEU.

(Theo Tuổi Trẻ)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Mua tạm trữ 70.000 tấn muối (12/03/2003)
Quốc hội chưa thảo luận Luật Đất đai sửa đổi trong kỳ họp tới (11/03/2003)
Lần đầu tiên xuất khẩu giỏ thêu đay sang Nhật (11/03/2003)
Khai trương Ngân hàng Chính sách xã hội (11/03/2003)
Reuters: ''Việt Nam luôn là điểm đến du lịch an toàn'' (11/03/2003)
Mỳ, phở ăn liền có triển vọng "xuất ngoại" (11/03/2003)
Giá cá tra, basa tăng lên 11.000 đồng/kg (11/03/2003)
Khánh Hòa sốt tôm sú giống (11/03/2003)
Việt Nam tham gia đấu thầu gạo ở Philippines (11/03/2003)
USD tiếp tục mất giá (11/03/2003)
An Giang xuất khẩu điện sang Campuchia (11/03/2003)
Sẽ rút giấy phép hai DN kinh doanh xăng dầu? (11/03/2003)
Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất trong nhiều năm (11/03/2003)
Không nên chậm trễ mở đường bay trực tiếp Việt Nam - Hoa Kỳ (11/03/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang