Đẩy mạnh cải cách DNNN sẽ tiết kiệm các nguồn lực
09:29' 07/03/2003 (GMT+7)
Thủ tướng Phan Văn Khải phát biểu tại Hội nghị

(VietNamNet) - "Vấn đề chủ yếu không phải là hình thức sở hữu, mà là hiệu quả làm ăn kinh doanh. Số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam sẽ chỉ còn khoảng 3.000 vào năm 2005 so với con số 5.000 hiện tại''. Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã gặp sự đồng tình từ đông đảo những người tham dự Hội nghị Doanh nghiệp châu Á lần thứ 13, đang diễn ra tại Hà Nội.

Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhấn mạnh: "Khác với nhiều nước chuyển đổi khác, chúng tôi không đi theo con đường tư nhân hóa ồ ạt. Con đường ấy chỉ làm thất thoát tài sản quốc gia, và đưa tới những bất ổn định xã hội. Chúng tôi đã chọn con đường sắp xếp lại DNNN theo hướng Nhà nước chỉ nắm giữ, và cố gắng nâng cao hiệu quả của một số doanh nghiệp trọng yếu có tác động tới toàn bộ nền kinh tế xã hội".

Ông Klaus Rohland, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và ông Tony Foster, đại biểu Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng, Việt Nam thực sự quyết tâm tiến hành cải cách DNNN. Đây là lĩnh vực cải cách quan trọng, có tác động to lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, tốc độ cải cách DNNN ở Việt Nam còn chậm, và chưa triệt để.

Ở Việt Nam, DNNN có chức năng tạo lập môi trường nhằm mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển. Trên thực tế, cải cách DNNN theo hướng DNNN bình đẳng với các thành phần kinh tế khác đã và đang làm giảm mức độ phân biệt đối xử, tạo môi trường kinh doanh và điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp dân doanh trong tiếp cận vốn ngân hàng, hoạt động trong những lĩnh vực trước đây thuộc độc quyền của doanh nghiệp. Do đó, sự chậm trễ trong cải cách DNNN sẽ là trở ngại lớn cho sức phát triển của kinh tế tư nhân.

Sự chậm trễ đó còn làm lãng phí các nguồn lực quan trọng của xã hội. Cải cách DNNN theo hướng cổ phần hóa, giao bán, giải thể những doanh nghiệp không quan trọng, quy mô nhỏ hay yếu kém giúp các nguồn lực Nhà nước có thể tập trung hơn vào các lĩnh vực kinh tế-xã hội then chốt; mặt khác, tạo điều kiện cho khu vực dân doanh thế chân DNNN, phát huy những nguồn lực (vốn, lao động, kinh nghiệm, bí quyết quản lý, công nghệ...) chưa được sử dụng của mình.

Thực hiện cổ phần hóa tại công ty A sẽ huy động được một lượng vốn rất quan trọng từ cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty, và trong dân cư để đầu tư phát triển. Thông qua kinh doanh có hiệu quả, công ty A lại có điều kiện gọi thêm vốn cổ phần để mở rộng quy mô hoạt động. Các cổ đông do có lợi ích nên sẵn sàng bỏ thêm vốn vào công ty. Đồng thời, do tạo thêm được việc làm mới, người lao động mới gia nhập công ty cũng tự nguyện bỏ vốn đầu tư vào công ty dưới hình thức cổ phần.

Nếu không đẩy mạnh cải cách các DNNN, không thể lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống ngân hàng, "nơi phân bổ các nguồn lực khan hiếm" theo lời ông Lee Hong-koo, cựu Thủ tướng Hàn Quốc. Vì hiện DNNN là con nợ chủ yếu của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự chậm phát triển của thị trường chứng khoán. Vì hầu hết các công ty đủ điều kiện, và đồng ý tham gia thị trường chứng khoán đều là các DNNN đã cổ phần hóa. Không có cổ phần hóa thì không có sự ra đời thị trường chứng khoán ngày 20/7/2000.

Cổ phần hóa còn là nguồn cung cấp hàng hóa quan trọng cho thị trường tài chính này. Khi tốc độ cổ phần hóa còn "rùa" và chưa "sờ" đến các doanh nghiệp "đại gia" đứng đầu các lĩnh vực kinh doanh, thì thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ vẫn phát triển chậm và không bền vững.

  • Đặng Hương
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Khai mạc Hội nghị Doanh nghiệp châu Á lần thứ 13
CÁC TIN KHÁC:
VCB ''phá giá'' lãi suất (07/03/2003)
"Sẽ kìm hãm và tiến tới đưa giá đất xuống mức hợp lý" (06/03/2003)
''Việt Nam không có ý định cạnh tranh với Brazil về cà phê'' (06/03/2003)
Thành lập Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (06/03/2003)
Dân trồng mía Đăk Lăk phải đốt bỏ mía (06/03/2003)
Mở thầu xây dựng cầu Bãi Cháy (06/03/2003)
Giá vàng bấp bênh theo vùng Vịnh (06/03/2003)
Xuất cá kiếm sang Nhật phải có giấy thống kê (06/03/2003)
Xuất khẩu gạo tăng mạnh (06/03/2003)
Hàng Việt Nam đã có G-Mark ''vào'' Nhật (06/03/2003)
Hàng loạt chương trình khuyến mãi trong dịp 8/3 (06/03/2003)
Mọi người nên mua đồng Việt Nam! (06/03/2003)
Kiến nghị thuế VAT còn 0% cho sản xuất giống thuỷ sản (05/03/2003)
Kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng trên 70% (05/03/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang